Là một biểu tượng đấu tranh ôn hòa, Aung San Suu Kyi từng là tia hy vọng của nhiều người tại Myanmar. Hiện, đảng đối lập do bà lãnh đạo cầm chắc phần thắng trong cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra.

{keywords}

Aung San Suu Kyi, con gái của anh hùng Myanmar - Tướng Aung San, chào đời vào ngày 19/6/1945 tại Rangoon (tên hiện giờ là Yangon). Bố bà bị ám sát trong thời kỳ chuyển giao vào tháng 7/1947, khi bà Suu Kyi mới hai tuổi. Ảnh trên là gia đình nhà San Suu Kyi chụp năm 1947.

{keywords}

Năm 1960 Aung San Suu Kyi chuyển sang Ấn Độ sinh sống với mẹ là Kyin Kyi khi bà Kyi được bổ nhiệm làm đại sứ của Myanmar tại Ấn Độ và Nepal. 4 năm sau, San Suu Kyi vào đại học Oxford chuyên khoa Triết, chính trị và kinh tế. Trong thời gian theo học tại đại học của Anh, Suu Kyi gặp người chồng tương lai Michael Aris. Cặp đôi này sau đó kết hôn và có hai con trai là Alexander và Kim, cả hai người con này đều lớn lên tại Anh. Bà Suu Kyi quay lại Myanmar vào năm 1988 để chăm sóc mẹ ốm nặng.

{keywords}

Khi bà San Suu Kyi quay về nước, Myanmar đang ở trong giai đoạn chuyển dịch chính trị và bà đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống Tướng Ne Win. Bức ảnh trên được chụp khi bà Suu Kyi phát biểu tại Yangon, trong một cuộc mít tinh chống chính quyền quân sự hồi tháng 8/1988.

{keywords}

Cuộc biểu tình diễn ra trên toàn Myanmar đã bị quân đội trấn áp sau khi lực lượng này lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính vào 18/9/1988. Ngay sau đảo chính, hôm 24/9, bà Suu Kyi đã đồng sáng lập Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) và được bổ nhiệm là tổng bí thư của đảng này.

{keywords}

Năm 1991 Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực phi bạo lực trong đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Vào thời điểm này, bà San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia được 2 năm vì cáo buộc cố gây chia rẽ quân đội, buộc tội mà bà luôn phủ nhận. Lần quản thúc tại gia đầu tiên này kéo dài tới 2005. Trong thời gian từ 1989 tới 2010, nhà lãnh đạo đối lập này bị quản thúc tại gia gần 15 năm. Trong tấm ảnh trên, bà San Suu Kyi đang có bài phát biểu hàng tuần trước 5.000 người tại tư dinh năm 1996.

{keywords}

Aung San Suu Kyi, giữa, bị áp tải tới một chiếc xe vào ngày xét xử thứ 3 tại nhà tù Insein, Yangon hôm 20/5/2009.

{keywords}

Aung San Suu Kyi có bài phát biểu từ nhà nhằm ủng hộ lệnh trừng phạt kinh tế đơn phương chống Myanmar. Lệnh trừng phạt này được coi như một biện pháp để tác động tới chính quyền quân sự Myanmar.

{keywords}

Cổng nhà bà San Suu Kyi vẫn đóng sau khi tòa án kết tội bà vi phạm các điều khoản về quản thúc tại gia. Ảnh chụp vào 11/8/2009. Bà Suu Kyi bị buộc tội vì mời một người Mỹ tới ở nhà.

{keywords}

Aung San Suu Kyi và con trai Kim Aris sau khi Kim tới sân bay Yangon 23/11/2010. Suu Kyi không gặp mặt con trai út suốt 10 năm.

{keywords}

Hillary Clinton, thời điểm là Ngoại trưởng Mỹ, gặp bà Suu Kyi tại Yangon vào 2/12/2011.

{keywords}

Aung San Suu Kyi, giữa, và các nghị sĩ mới đắc cử thuộc Liên đoàn quốc gia vì dân chủ tuyên thệ tại Hạ viện hôm 2/5/2012. Đây là lần đầu tiên, bà Suu Kyi đảm nhiệm một vị trí tại cơ quan công quyền kể từ khi đấu tranh chống nhà cầm quyền quân sự suốt gần 1/4 thế kỷ.

{keywords}

Tháng 5/2012, lần đầu tiên sau hơn 20 năm, bà Suu Kyi sang nước ngoài. Trong ảnh là nữ Thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra và bà Aung San Suu Kyi tại Bangkok

{keywords}
Đảng của bà San Suu Kyi được cho là thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra tại Myanmar

Hoài Linh