Các loại pháo mà Mỹ đang cân nhắc đặt ở Biển Đông sẽ chủ yếu phục vụ mục đích chiến thuật. Đây vốn là vũ khí tấn công trên bộ.

Các chiến lược gia tại Lầu Năm Góc và quân đội Mỹ, cùng những người hoạch định kế hoạch đang cân nhắc sử dụng nền tảng vũ khí hiện có theo các cách thức mới trên toàn cầu. Trong đó bao gồm triển khai các đơn vị pháo binh di động ở Biển Đông, để nếu cần, có thể mang chức năng phòng không nhằm hạ gục các hỏa tiễn và tên lửa hành trình.

{keywords}
Bích kích pháo M777

Trang Scout dẫn lời các quan chức nói, dọc Biển Đông, việc có thêm nhiều pháo di động cho phòng không cũng có thể hữu dụng như ở Trung Đông và Đông Âu. Những vũ khí phòng không di động như M109 Paladin, có thể bắn chính xác nhiều loạt pháo 115mm khi đang di chuyển, được cho là có thể chống lại các tên lửa Nga, máy bay và hỏa tiễn ở Đông Âu.

Tại Biển Đông, Mỹ có quan hệ khá tế nhị và phức tạp với Trung Quốc, vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Trung Quốc đưa tên lửa ra đảo ở Biển Đông đã làm leo thang căng thẳng, và khiến giới chức Lầu Năm Góc cân nhắc nhiều phương án khác nhau.

Lúc này, các quan chức Mỹ nhấn mạnh là họ chưa đưa ra quyết định nào, và phản đối việc quân sự hóa tại khu vực trên, đồng thời làm rõ rằng tranh chấp biển đảo tại Biển Đông cần giải quyết một cách hòa bình, qua con đường ngoại giao.

Cùng lúc, quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục thực thi ‘tự do hàng hải’ ở nơi mà tàu Hải quân Mỹ đi trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền – và căng thẳng rõ ràng gia tăng.

Về mặt tự nhiên, bước đi này sẽ cần tới hợp tác chặt chẽ với các đồng minh Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, việc này bao gồm cả việc đưa một hệ thống vũ khí trước kia từng sử dụng để tấn công trên biển, chẳng hạn như bích kích pháo M777 hoặc Paladin.

“Chúng ta có thể sử dụng bích kích pháo và loại đạn (pháo 155mm) để loại bỏ các mối đe dọa khi người khác tìm cách tấn công từ trên không ở tầm xa bằng hỏa tiễn hoặc tên lửa hành trình” – một quan chức cấp cao của quân đội Mỹ nói.

Ông này nói thêm, loại bích kích pháo này có thể di chuyển, trực tiếp đối phó với các hỏa tiễn bay tới. Ưu thế chính khi sử dụng Paladin là, đây là nền tảng di động có thể điều chỉnh tốc độ, hoặc thay đổi cách tiếp cận đối với hỏa lực của đối phương.

Các hệ thống phòng không di động như M777 hoặc Paladin có thể bắn chính xác nhiều loạt đạn, và công nghệ điều khiển khai hỏa tối tân để tiêu diệt máy bay, máy bay do thám không người lái, hoặc đạn pháo của địch.

Quan chức Mỹ cho biết, hệ thống này mang lại ưu thế về chiến thuật so với các hệ thống như THAAD (hệ thống đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối) vốn hay đặt ở vị trí cố định.

M777 có thể tiêu diệt các mục tiêu trong khoảng cách 1m cho tới trên 30km. Loại pháo này cũng có chi phí thấp hơn nhiều so với một tên lửa giá nhiều triệu USD, khi hạ gục các vũ khí chỉ 100.000USD.

{keywords}

Việc sử dụng loại vũ khí sẵn có theo kiểu mới hoàn toàn nhất quán với Văn phòng Tiềm lực Chiến lược (SCO), văn phòng mà Lầu Năm Góc thành lập từ lâu, nay mới công bố chính thức. SCO là cơ quan chủ chốt cung cấp khuôn khổ về mặt ý tưởng khi cân nhắc triển khai vũ khí mới ở nhiều vị trí khác nhau trên Thái Bình Dương.

Trên thực tế, Lầu Năm Góc đang hỗ trợ hết mình cho các đồng minh trong vùng Thái Bình Dương.

Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc Bill Urban, một luật về quốc phòng năm 2016 có tên Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á mang lại tài chính cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ trang bị, huấn luyện và nhiều nỗ lực khác cho Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan.

“Bộ trưởng (Quốc phòng Ashton Carter) đã cam kết khoản tiền 425 triệu USD trong các năm tài khóa 2016-2020 cho MSI (sáng kiến An ninh Hàng hải), với đầu tư ban đầu 50 triệu USD, cung ứng cho năm tài khóa 2016 theo hướng này” – ông Urban nói.

“Yếu tố trên bộ trong việc tái cân bằng ở Thái Bình Dương có tầm quan trọng nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực” – nhiều quan chức Mỹ nói. Hiện nay, các quân đội trên bộ lớn nhất thế giới đều đóng ở Thái Bình Dương.

Còn tại khu vực này, quân số Mỹ gần đây ở Hàn Quốc vào khoảng 18.500 lính, 2.400 lính ở Nhật Bản, 2.000 ở Guam, và 480 ở Philippines, 22.300 ở Hawaii và 13.500 ở Alaska.

Lê Thu

Ấn Độ "bắt tay" Việt Nam; Australia tính tập trận ở biển Đông

Ấn Độ cho biết họ muốn dựng một hệ thống vệ tinh theo dõi và trung tâm hình ảnh tại Việt Nam vì mục đích dân sự.

Philippines định lắp thiết bị theo dõi bay trên Biển Đông

Philippines sẽ lắp đặt hệ thống theo dõi để giám sát 200 chuyến bay thương mại qua khu vực này mỗi ngày.

TQ lại điều giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lại tiến vào Biển Đông để tiến hành các hoạt động khoan thăm dò.