Kết hôn sớm, nghĩa là lấy vợ/chồng khi chưa đầy 15 tuổi, đang
khá phổ biến tại vùng nông thôn Bhutan, khảo sát đa dấu hiệu của Cục thống kê
quốc gia Bhutan hồi năm ngoái cho thấy.
Bi kịch những đám cưới cô dâu "chưa kịp lớn"
Kinh hoàng những vụ bị ép lấy chồng
Khảo sát được thực hiện với phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi. Trung bình, 5,1% phụ nữ sống ở thành phố và 7,5% phụ nữ sống nông thôn đã kết hôn khi chưa tới 15 tuổi, kết quả khảo sát cho thấy.
Xu hướng kết hôn sớm liên quan trực tiếp tới học thức và giàu sáng. Khảo sát cho thấy, 10,4% số người nghèo, 6,7% số người ở tầng lớp trung lưu và 3,5% số người giàu có kết hôn trước tuổi 15. Trong số những người kết hôn sớm, có 8,9% không học hành gì, 8% mới qua bậc tiểu học và 1,2% mới học phổ thông hoặc cao hơn.
Bác sĩ phụ khoa Ugyen Tshomo nói: "Một số phụ nữ kết hôn sớm không nhận biết được dấu hiệu mang thai và kết quả là họ không có sự chú ý cần thiết với thai kỳ. Hơn nữa, một số bà mẹ còn quá trẻ không có đủ kiến thức để biết cách chăm con".
Những bà mẹ quá trẻ có khả năng phải đối mặt với những khó khăn khi sinh con do xương chưa phát triển đầy đủ, bị thiếu dinh dưỡng do đang trong độ tuổi phát triển lại phải chia sẻ dinh dưỡng với đứa bé trong bụng, ông Ugyen Tshomo giải thích. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong do mang thai ở những bà mẹ trong tuổi thiếu niên hoặc tầm 20 là cao do thuộc nhóm hoạt động tình dục mạnh.
"Các cô gái trẻ là nhóm ẩn. Họ không chỉ phải làm việc nhà nặng nhọc mà còn phải mang thai, nuôi con và trưởng thành khi chưa tới tuổi 18", cơ quan thống kê quốc gia Bhutan cho biết.
Hơn nữa, do hôn nhân không chính thức, các cô dâu trẻ phải đối mặt với vấn đề thừa kế, công dân và sự công nhận của xã hội. Phụ nữ kết hôn khi chưa được 18 tuổi, thường sinh nhiều con.
"Tại Nam Á, trong thời gian từ 2000 đến 2009, 46% phụ nữ trong độ tuổi 20-24 kết hôn khi chưa tới 18 tuổi. Cùng kỳ, 22% số đó đã sinh con khi chưa đầy 18 tuổi", báo cáo của UNICEF cho hay.
- Hoài Linh (Theo Kuensel, AsiaNews)