Ít nhất 11 người, trong đó có 8 cảnh sát, bị thương trong cuộc bạo loạn ở
London cuối tuần qua. 9 trong số họ phải nhập viện.
TIN BÀI KHÁC:
Cởi đồ cho đánh giữa đường để kỷ niệm tình yêu
Điểm mặt những chủ nợ lớn của Mỹ
Hình ảnh London tan hoang vì bạo loạn
Thế giới 24h: Nước Anh hoảng loạn
Bạo loạn bắt đầu tối ngày 6/8 ở Tottenham, một quận ở phía bắc London, nơi tập
trung nhiều người dân tộc thiểu số. Nơi đây cũng bao gồm các khu vực có tỷ lệ
thất nghiệp cao ở thủ đô nước Anh.
Hôm 4/8, một sĩ quan cảnh sát đã bắn chết Mark
Duggan, 29 tuổi, ở Tottenham. Duggan
đã nổ súng vào cảnh sát khi họ định lục soát xe của anh ta. Cảnh sát đã bắn trả
và giết chết nghi phạm.
Vào đêm 6/8, khoảng 300 thanh niên, chủ yếu là người gốc Phi, tập trung gần một
đồn cảnh sát ở High Road, phố chính ở Tottenham, đòi "công lý" trong vụ Duggan.
Tuy nhiên, họ phản đối khá ôn hòa cho đến khi hai xe cảnh sát xuất hiện. Đám
thanh niên bắt đầu ném đá và chai lọ - lúc đầu là rỗng không nhưng sau chứa
xăng. Rút cục, cả hai xe đã bị cháy rụi.
Dường như điều đó vẫn chưa đủ với những người ngùn ngụt tức giận trong lòng. Họ
lật ngược một xe buýt hai tầng và bắt đầu cướp phá các cửa hiệu gần đó.
Cảnh sát được điều đến lập lại trật tự nhưng mãi đến sáng hôm sau họ mới ngăn
chặn được cảnh hỗn loạn. Hơn 100 người đã bị bắt giữ.
Vụ Mark Duggan hiện đang được điều tra, nhưng thật khó để nói rằng liệu cảnh
sát, những người lục soát xe của người đàn ông này, có đi quá giới hạn. Nhưng có
thể chắc chắn để nói rằng phản ứng của hàng trăm thanh niên trước vụ bắn chết
người anh em của họ là quá mức.
Có vẻ như một vài người trong số họ đã lợi dụng cái chết của Duggan như một cái
cớ để đụng độ với cảnh sát và cướp phá cửa hàng.
Đây là cuộc bạo loạn đẫm máu nhất ở London trong 25 năm qua. Và, đó là bằng
chứng cho thấy chính sách xây dựng một đất nước đa văn hóa của chính phủ Anh đã
thất bại. Thực tế, chính Thủ tướng Anh David Cameron đã thừa nhận sự thất bại đó
ngay cả trước khi xảy ra thảm kịch này ở London. Hàng triệu người nhập cư không
chấp nhập ở xã hội Anh và chẳng mang lại gì ngoài việc khiến các nhà chức trách
phải đau đầu.
Tottenham là một trong những khu vực nhiều rắc rối nhất ở London. 90% dân số nơi
đây là người nhập cư đến từ các thuộc địa cũ của Anh ở châu Phi. Và như đã nói,
Tottenham là một quận có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất London.
Ở một mức độ nhất định, cơn thịnh nộ của những người trẻ tuổi về cái chết của
Duggan có thể hiểu được. Nhưng bắn giết không phải là cách tốt nhất để chiến đấu
vì công bằng xã hội.
David Cameron và nội các của ông đã lên án những kẻ châm ngòi bạo động. "Cuộc
bạo loạn này là hoàn toàn không thể chấp nhận được", phát ngôn viên của Thủ
tướng Anh nói. "Không thể bào chữa cho những hành động gây hấn mà cảnh sát và
dân chúng phải đối mặt, hoặc cho những thiệt hại về tài sản".
Điều này có vẻ đúng, nhưng ai đó có thể đặt ra một câu hỏi với các nhà chức
trách Anh: "Đúng vậy, thưa các quý ông quý bà, các ông các bà tự nhận rằng những
cuộc bắn giết như vậy do thất nghiệp và các vấn đề xã hội của người thiểu số gây
ra. Nhưng các ông các bà đã làm gì để giải quyết những vấn đề đó?".
Thanh Hảo
(Theo Voice of Russia)
Điểm mặt những chủ nợ lớn của Mỹ
Hình ảnh London tan hoang vì bạo loạn
Thế giới 24h: Nước Anh hoảng loạn
|