- Những ý kiến xung quanh chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc tiếp tục gây dư luận; Nhật Bản tuyên bố bảo vệ quần đảo tranh chấp với Trung Quốc bằng mọi giá... là những tin nóng rãy trong 24 giờ qua.
Nổi bật
Một trang web tin tức thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 11/8 nói rằng, chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này nên dùng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, bất chấp những đảm bảo của chính phủ nước này về việc chiến hạm này không phải là mối đe dọa với các quốc gia láng giềng.
Những lời bình luận trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chính thức thực hiện chuyến đi biển đầu tiên. Mỹ đã bày tỏ sự quan ngại và yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do nước này cần tới hàng không mẫu hạm.
Nổi bật
Một trang web tin tức thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 11/8 nói rằng, chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này nên dùng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, bất chấp những đảm bảo của chính phủ nước này về việc chiến hạm này không phải là mối đe dọa với các quốc gia láng giềng.
Những lời bình luận trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chính thức thực hiện chuyến đi biển đầu tiên. Mỹ đã bày tỏ sự quan ngại và yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do nước này cần tới hàng không mẫu hạm.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. |
Trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định chiếc chiến hạm này, vốn được tân trang từ một vỏ tàu sân bay cũ mua từ Ukraine, sẽ chủ yếu được dùng vào mục đích huấn luyện, nghiên cứu và rằng, tàu này không làm thay đổi chính sách quân sự phòng vệ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong một bình luận xuất hiện trên địa chỉ jz.chinamil.com.cn, Guo Jianyue - phóng viên cao cấp của tờ Quân giải phóng nhân dân hàng ngày, cho rằng chiếc tàu sân bay đầu tiên này nên được dùng vào việc giải quyết tranh chấp. Bình luận của Guo đã được nhiều tờ báo và trang web của Trung Quốc đăng lại.
Trong một động thái khác, trang Space War dẫn lời Rick Fisher, chuyên gia người Mỹ chuyên nghiên cứu quân đội Trung Quốc, cho hay, chiến hạm trên sẽ được cho chạy thử nhiều lần và được sử dụng để đội máy bay tập luyện, nhưng chiếc tàu sân bay này coi như đã sẵn sàng yểm trợ tác chiến.
Đọc nhanh
- Nga sẽ dành 250 tỷ rúp (8,4 tỷ USD) để xây dựng trung tâm vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn đông Nga, Giám đốc Cơ quan vũ trụ Roscomos cho biết hôm 11/8.
- Thủ tướng Anh David Cameron đã bật đèn xanh cho các lực lượng an ninh mở chiến dịch phản công dập tắt cuộc bạo động đang lan rộng tại nước này.
- Sau trận động đất 5,8 richter ở Trung Quốc, sáng sớm 12/8, một trận động đất mạnh 6 độ richter đã xảy ra ở ngoài khơi tỉnh Fukushima, Đông Bắc Nhật.
- Tờ Daily Mail cho biết, Mỹ đã dành hàng tỷ USD để nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình, nhưng toàn bộ phi đội 200 máy bay này đều trục trặc kỹ thuật.
- Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ đã quyết định cắt giảm hai cụm tàu sân bay (CSG), từ 11 cụm như hiện nay xuống còn 9 cụm, nhằm tiết kiệm chi phí quốc phòng.
- Hàn Quốc đã bác bỏ tuyên bố của Triều Tiên cho rằng nước này không bắn pháo vào vùng nước gần biên giới biển phía tây cách đây một ngày trước.
- Nhóm tình báo SITE có trụ sở ở Mỹ cảnh báo, các phần tử Hồi giáo cực đoan đang lợi dụng tình trạng ở Anh hiện nay để thúc đẩy các âm mưu gây bạo lực.
- Campuchia đã mời các tân Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của Thái Lan sang thăm, nhằm cải thiện quan hệ song phương hiện còn tồn tại nhiều bất đồng.
- Quốc vụ khanh Nội vụ Ấn Độ Jitendra Singh dẫn nguồn tin tình báo nước này cho biết, mạng lưới khủng bố al-Qaeda đang lên kế hoạch tấn công Ấn Độ.
Phát ngôn đáng chú ý
Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). |
“Nếu một nước xâm chiếm Senkaku, Nhật Bản sẽ sử dụng quyền phòng vệ để đánh đuổi dù phải chịu nhiều hi sinh”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano tuyên bố.
Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản, là khu vực đang tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Tin ảnh
Một nhà đầu tư nữ người Đức bất an trước cảnh tượng tháo chạy trên sàn chứng khoán. (Ảnh: Newscom) |
Ngày đáng nhớ
Ngày 12/8/1991, Quốc hội Việt Nam đã thông qua hai bộ luật quan trọng: "Luật Bảo vệ và phát triển rừng" cùng với "Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em".
Thanh Vân (Tổng hợp)