Người bị kỳ thị nhất tại khu đèn đỏ ở Calcutta (Ấn Độ) không phải là gái bán dâm mà chính là những đứa con của họ. Sống trong cảnh nghèo đói và tuyệt vọng, những đứa trẻ này khó có cơ hội thoát khỏi số phận như mẹ chúng hay tạo dựng một cuộc sống khác.

TIN BÀI KHÁC:


Nhiếp ảnh gia Zana Briski đã chuyển tới sống tại khu đèn đỏ ở Calcutta để tìm tài liệu thực tế, đặc biệt là về những cô gái đang hoạt động tại đây. Cô phát hiện ra rằng những đứa trẻ, con của gái bán dâm, rất tò mò về công việc của mình. Briski đưa máy ảnh cho bọn trẻ và bắt đầu dạy chúng những bước đơn giản nhất về nhiếp ảnh với hy vọng khơi dậy niềm đam mê, khả năng tiềm ẩn của những đứa trẻ tưởng chừng như đang sống trong vô vọng.

Briski đã giành nhiều năm để tìm hiểu bọn trẻ và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng. Những bức ảnh của bọn trẻ chính là những lăng kính để soi vào sâu tâm hồn chúng và là minh chứng về sức mạnh tinh thần sáng tạo không thể xóa nhòa.

Sau đó, cô liên hệ với phóng viên ảnh Ross Kauffman bay tới Calcutta để cùng cô thực hiện bộ phim tài liệu để ghi lại lớp học nhiếp ảnh cũng như cuộc sống của những đứa trẻ sống trong khu đèn đỏ Kolkata, Sonagachi, Calcutta (Ấn Độ) với tên gọi "Sinh ra trong Nhà thổ".

"Sinh ra trong Nhà thổ"đã giành được giải thưởng của viện Hàn lâm cho bộ phim tài liệu hay nhất năm 2004, các tác phẩm của những nhiếp ảnh gia nhí cũng được đem trưng bày tại triển lãm. Briski cũng được ghi nhận những nỗ lực của mình để đưa bọn trẻ vào trường nội trú.

Dưới đây là bộ ảnh những đứa trẻ tại khu đèn đỏ qua ống kính của nhiếp ảnh gia Zana Briski:


Sầm Hoa (Theo Xinhuanet/franzpatrick)