Nó được gọi là vụ chuyển tiền mặt bằng đường không lớn nhất trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, tìm ra điều gì đã xảy ra với toàn bộ số tiền đó đã trở thành một trong những bí ẩn tài chính lớn nhất mọi thời đại.


Bắt đầu từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến Iraq, Cơ quan dự trữ liên bang New York đã chuyển hàng tỷ USD tiền mặt tới Baghdad để chi trả cho việc tái mở cửa chính phủ và khôi phục các dịch vụ cơ bản.

Tiền được chất lên các tấm palet ở bên trong một khu nhà được canh gác cẩn mật của cơ quan dự trữ New York tại East Rutherford, New Jersey rồi được vận chuyển bằng ô tô tới căn cứ không quân Andrews, ở ngoại ô Washington và tiếp tục được chuyển tới sân bay quốc tế Baghdad bằng máy bay quân sự.

Một nguồn tin cho hay, cơ quan dự trữ liên bang New York đã chuyển 40 tỷ USD tiền mặt trong khoảng thời gian 2003-2008. Chỉ trong vòng hai năm đầu, hơn 281 triệu hóa đơn riêng lẻ, nặng tổng số 363 tấn đã sản sinh từ việc chuyển tiền. Tuy nhiên, ngay sau khi tiền được đưa tới đích - Baghdad, thành phố bị chiến tranh tàn phá, thì các tài liệu kiểm toán về người nắm giữ số tiền đã mất.

Kể từ đó, các nhà điều tra đã dành nhiều năm để tìm hiểu cái gì đã xảy ra với số tiền khổng lồ được chuyển đi một cách điên cuồng trong những ngày Mỹ chiếm đóng Iraq. Mặc dù có hàng trăm trang báo cáo, tài liệu những phiên điều trần ở Quốc hội, hướng dẫn thông tin từ Washington tới Baghdad, không một ai ở Quốc hội hay chánh thanh tra đặc biệt, Bộ Tư pháp hay bản thân chính phủ Iraq có thể nói chắc chắn điều gì thực sự đã xảy ra với số tiền trên.

Phần lớn số tiền trên có thể đã được dùng vào đúng mục đích nhưng hàng tỷ đôla có thể đã bị đánh cắp. Kẻ trộm có thể là những bản hợp đồng rắc rối cho tới hàng tỷ đô vẫn còn trong gói nhựa bọc của cơ quan dự trữ liên bang New York.

Để biết được chuyện gì đã xảy ra, một chánh thanh tra đặc biệt về tái thiết Iraq đã tập trung vào chuỗi những người trông nom tiền, những người chịu trách nhiệm về số tiền, từng biên bản một ghi thông tin chuyển tiền tới Baghdad.

Và mặc dù số tiền được một loạt quan chức lẫn sĩ quan Mỹ xử lý đầu tiên khi trong chuyến đi nửa vòng trái đất một cách an toàn nhưng theo CNBC có một điều gì đó bất thường đã xảy ra ở phía Baghdad: Mỗi chuyến bay chở tiền tới Baghdad đều cùng được một người đàn ông đón tại sân bay.   

Quan chức chính quyền liên minh lâm thời (CPA) thời đó được giao nhiệm vụ đón các bó tiền khi nó được dỡ xuống khỏi máy bay C-17 và sắp xếp để chuyển tiền tới Ngân hàng trung ương Iraq ở khu kinh doanh Baghdad. Đó là một chuyến đi nguy hiểm qua một đoạn đường dài khoảng 11,2km mà quân Mỹ gọi là "Tuyến đường Ai Len", thông qua lãnh thổ do quân nổi dậy kiểm soát. Những người đi qua tuyến đường này đối mặt với đe dọa từ súng phóng lựu, súng cối, xe gài bom.

Quan chức CPA là một công dân Mỹ gốc Lebanon trung niên, người chắc nịch, chào đời ở Ả rập Xê út. Họ ông ta là Basel. Theo yêu cầu của Basel, phóng viên CNBC đã đồng ý không đăng tên của ông trong bài viết. Basel chuyên chở tiền ở Baghdad cho CPA và đại sứ quán Mỹ từ năm 2003 tới 2008 và tổng số tiền chuyên chở là khoảng 40 tỷ USD tiền mặt.

Công việc của Basel khiến ông này trở thành người Mỹ cuối cùng được nhìn thấy số tiền khổng lồ trên trước khi nó biến mất trong kho của Ngân hàng trung ương Iraq. Công việc chuyển tiền cũng khiến Basel là người duy nhất trong lịch sử thế giới chịu trách nhiệm giám sát việc vận chuyển 40 tỷ USD ở khu vực giao tranh.

Điều đó không có nghĩa ai đó trong chính phủ Mỹ đã lên kế hoạch từ trước đối với việc đặt quá nhiều trách nhiệm vào tay một người đàn ông. Khi được kể Basel đã nhận bao nhiêu tiền ở Iraq, cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Connecticut, đồng chủ tịch Ủy ban khế ước thời chiến Christopher Shays đã đào sâu những thứ vô giá trị, tình trạng gian lận và lạm dụng ở Iraq nói: "Chờ đã, một người? Một người nhận 40 tỷ USD". Christopher Shays đã tới Iraq nhiều lần để giám sát các nỗ lực của Mỹ ở đây. 

(Còn tiếp)

  • Hoài Linh (Theo CNBC)