- Trong bối cảnh nước Mỹ bị bao trùm bởi không khí ảm đạm của suy thoái kinh tế và một bộ phận người dân đang hòa chung một thứ cảm xúc toàn cầu, trút cơn phẫn nộ lên phố Wall, Giáo sư Joseph Nye (*) chỉ ra những khía cạnh để từ đó, vẫn có thể có cái nhìn lạc quan về nước Mỹ trong tương lai gần.
Bốn mươi mốt người tham gia vào tập tiểu luận đều được hỏi cùng một câu: Anh/chị lạc quan hay bi quan về tương lai của nước Mỹ?
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy các viễn cảnh về Mỹ đều nhuốm màu bi quan. Những tâm trạng đó phản ánh tăng trưởng èo uột và các vấn đề tài chính nối gót cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng trong lịch sử, những chuyện đó không phải là chưa từng có tiền lệ. Sau sự kiện phóng con tàu Sputnik, người Mỹ đã nghĩ rằng dân Xô Viết phải cao tới 10 feet (tương đương hơn 3m); trong những năm 1980, đó phải là người Nhật. Và giờ là người Trung Quốc.
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ quả thật có rất nhiều vấn đề, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì được năng suất cao. Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu trong chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, dẫn đầu trong bảng xếp hạng đại học thế giới, đứng đầu về giải thưởng Nobel, dẫn đầu về các chỉ số doanh nghiệp, và đứng thứ tư trong danh sách Diễn đàn Kinh tế Thế giới của các nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới (Trung Quốc chỉ đứng thứ 27). Hơn nữa, Mỹ vẫn chiếm vị trí đầu bảng về các công nghệ vượt trội như là công nghệ sinh học và công nghệ nano. Đó khó có thể là viễn cảnh của một sự suy thoái hoàn toàn về mặt kinh tế.
Một số nhà quan sát lo ngại rằng nước Mỹ sẽ trở nên xơ cứng như nước Anh, vào thời điểm đỉnh cao quyền lực của nước này một thế kỷ trước. Nhưng văn hóa của Mỹ lại đậm tinh thần doanh nhân và phân quyền mạnh hơn nhiều so với của Anh. Ở Anh, những người con trai của các chủ hãng trong ngành công nghiệp đều mưu cầu vinh danh và các tước hiệu quý tộc tại London. Và bất chấp một loạt lo ngại có tính chất lịch sử lại dấy lên, những sự trợ giúp của người nhập cư đã giúp duy trì sự linh hoạt cho nước Mỹ.
Vào năm 2005, cứ bốn kế hoạch khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ của thập kỷ trước thì có một kế hoạch có sự tham gia của những người nhập cư có gốc gác ngoại quốc. Như cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói với tôi một lần, Trung Quốc có thể vận dụng tài trí của 1.3 tỉ người, nhưng con số đó với Mỹ là 7 tỉ, và Mỹ còn có thể tổ hợp lại chúng trong một nền văn hóa đa dạng theo hướng củng cố cho năng lực sáng tạo theo cách mà chủ nghĩa dân tộc Hán không thể.
Cũng rất nhiều nhà bình luận quan ngại về hệ thống chính trị không hiệu quả của Mỹ. Đúng là những Nhà Sáng lập đã tạo dựng nên một hệ thống kiểm soát và đối trọng để bảo toàn cho các quyền tự do tương ứng với hiệu quả. Hơn nữa, nước Mỹ giờ đang phải trải qua một giai đoạn mà trong đó, các đảng phái chính trị đã rất phân cực, nhưng nền chính trị khó chịu đó không phải là bây giờ mới như vậy, và tất cả rồi sẽ quay trở lại với những Nhà Sáng lập. Chính quyền và nền chính trị Mỹ luôn có các vấn đề của nó, và thậm chí đôi khi chúng còn tệ hại hơn so với hiện nay, dù cho việc này không dễ dàng nhớ ra trong bối cảnh tràn ngập những lời lẽ cường điệu.
Hoa Kỳ đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trầm trọng liên quan tới nợ nần, giáo dục phổ thông, và bế tắc chính trị, nhưng mọi người cũng nên nhớ rằng đó mới chỉ là một phần của bức tranh tổng thể. Về cơ bản, luôn có các giải pháp cho các vấn đề hiện tại của Mỹ. Tất nhiên, những giải pháp đó có thể mãi mãi nằm ngoài tầm với. Nhưng, vẫn càn phải khu biệt các vấn đề không thể thể giải quyết được với những vấn đề có thể xử lý trên lý thuyết.
Việc người Mỹ có nắm bắt các giải pháp sẵn có hay không vẫn còn mơ hồ, nhưng Lý Quang Diệu gần như đã đúng khi ông nói rằng Trung Quốc “sẽ là đối thủ đáng gờm của Mỹ” nhưng không thể vượt Mỹ về mặt tổng lực trong nửa đầu thế kỷ này. Nếu vậy thì những quan điểm bi quan từ các cuộc thăm dò mới đây nhất sẽ chỉ là một sự hiểu lầm như những lần trước đó trong các thập kỷ vừa qua.
Thu Lượng (Theo Commentary)
(*) Josepy Nye – cha đẻ của phạm trù “Sức mạnh mềm”, giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn “Tương lai của quyền lực”
Hình minh hoạ. Nguồn ảnh: Financial Times |
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy các viễn cảnh về Mỹ đều nhuốm màu bi quan. Những tâm trạng đó phản ánh tăng trưởng èo uột và các vấn đề tài chính nối gót cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng trong lịch sử, những chuyện đó không phải là chưa từng có tiền lệ. Sau sự kiện phóng con tàu Sputnik, người Mỹ đã nghĩ rằng dân Xô Viết phải cao tới 10 feet (tương đương hơn 3m); trong những năm 1980, đó phải là người Nhật. Và giờ là người Trung Quốc.
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ quả thật có rất nhiều vấn đề, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì được năng suất cao. Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu trong chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, dẫn đầu trong bảng xếp hạng đại học thế giới, đứng đầu về giải thưởng Nobel, dẫn đầu về các chỉ số doanh nghiệp, và đứng thứ tư trong danh sách Diễn đàn Kinh tế Thế giới của các nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới (Trung Quốc chỉ đứng thứ 27). Hơn nữa, Mỹ vẫn chiếm vị trí đầu bảng về các công nghệ vượt trội như là công nghệ sinh học và công nghệ nano. Đó khó có thể là viễn cảnh của một sự suy thoái hoàn toàn về mặt kinh tế.
Một số nhà quan sát lo ngại rằng nước Mỹ sẽ trở nên xơ cứng như nước Anh, vào thời điểm đỉnh cao quyền lực của nước này một thế kỷ trước. Nhưng văn hóa của Mỹ lại đậm tinh thần doanh nhân và phân quyền mạnh hơn nhiều so với của Anh. Ở Anh, những người con trai của các chủ hãng trong ngành công nghiệp đều mưu cầu vinh danh và các tước hiệu quý tộc tại London. Và bất chấp một loạt lo ngại có tính chất lịch sử lại dấy lên, những sự trợ giúp của người nhập cư đã giúp duy trì sự linh hoạt cho nước Mỹ.
Vào năm 2005, cứ bốn kế hoạch khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ của thập kỷ trước thì có một kế hoạch có sự tham gia của những người nhập cư có gốc gác ngoại quốc. Như cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói với tôi một lần, Trung Quốc có thể vận dụng tài trí của 1.3 tỉ người, nhưng con số đó với Mỹ là 7 tỉ, và Mỹ còn có thể tổ hợp lại chúng trong một nền văn hóa đa dạng theo hướng củng cố cho năng lực sáng tạo theo cách mà chủ nghĩa dân tộc Hán không thể.
Cũng rất nhiều nhà bình luận quan ngại về hệ thống chính trị không hiệu quả của Mỹ. Đúng là những Nhà Sáng lập đã tạo dựng nên một hệ thống kiểm soát và đối trọng để bảo toàn cho các quyền tự do tương ứng với hiệu quả. Hơn nữa, nước Mỹ giờ đang phải trải qua một giai đoạn mà trong đó, các đảng phái chính trị đã rất phân cực, nhưng nền chính trị khó chịu đó không phải là bây giờ mới như vậy, và tất cả rồi sẽ quay trở lại với những Nhà Sáng lập. Chính quyền và nền chính trị Mỹ luôn có các vấn đề của nó, và thậm chí đôi khi chúng còn tệ hại hơn so với hiện nay, dù cho việc này không dễ dàng nhớ ra trong bối cảnh tràn ngập những lời lẽ cường điệu.
Hoa Kỳ đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trầm trọng liên quan tới nợ nần, giáo dục phổ thông, và bế tắc chính trị, nhưng mọi người cũng nên nhớ rằng đó mới chỉ là một phần của bức tranh tổng thể. Về cơ bản, luôn có các giải pháp cho các vấn đề hiện tại của Mỹ. Tất nhiên, những giải pháp đó có thể mãi mãi nằm ngoài tầm với. Nhưng, vẫn càn phải khu biệt các vấn đề không thể thể giải quyết được với những vấn đề có thể xử lý trên lý thuyết.
Việc người Mỹ có nắm bắt các giải pháp sẵn có hay không vẫn còn mơ hồ, nhưng Lý Quang Diệu gần như đã đúng khi ông nói rằng Trung Quốc “sẽ là đối thủ đáng gờm của Mỹ” nhưng không thể vượt Mỹ về mặt tổng lực trong nửa đầu thế kỷ này. Nếu vậy thì những quan điểm bi quan từ các cuộc thăm dò mới đây nhất sẽ chỉ là một sự hiểu lầm như những lần trước đó trong các thập kỷ vừa qua.
Thu Lượng (Theo Commentary)
(*) Josepy Nye – cha đẻ của phạm trù “Sức mạnh mềm”, giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn “Tương lai của quyền lực”