Giữa tháng 10 vừa qua, một lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ đã đáp xuống Uganda, dàn quân tại nước Cộng hòa Công-gô, Cộng hòa Trung Phi và miền nam Xu-đăng. Với động thái này, Washington cần gì ở châu Phi?


Mục đích của việc triển khai quân này là giúp các quốc gia trong khu vực chống lại nhóm khủng bố Quân đội Kháng chiến của Chúa trời (LRA). Nguồn tin từ Lầu Năm Góc và chính quyền Tổng thống Obama cho biết, lực lượng đặc nhiệm này có sứ mệnh tiêu diệt lãnh đạo của nhóm khủng bố này là Joseph Kony.

Sứ mệnh này của quân đội Mỹ tại lục địa đen đã dấy lên các lo ngại của các nghị sĩ Mỹ, chủ yếu là phe Cộng hòa. Sự bực mình của Thượng Nghị sĩ McCain có thể hiểu là do các mâu thuẫn gia tăng giữa tổng thống và quốc hội. Sau đó là không hài lòng về việc gửi quân đi mà không có sự đồng ý của họ.

Thượng Nghị sĩ John McCain tuyên bố rằng ông đã phục vụ trong suốt 4 đời tổng thống, nhưng trong số đó không có ai không hài lòng khi phối hợp với Quốc hội. Ông McCain nói thêm rằng ông sợ rằng việc triển khai quân tới châu Phi có thể trở thành "một cam kết mà chúng ta không thể thoái lui". Ông nói rằng Mỹ có thể không xử lý thích đáng một cuộc xung đột khác. Mỹ kết thúc năm tài chính với một khoản thâm hụt tài chính khổng lồ - 1,1299 nghìn tỉ USD, tương đương 8,7% GDP cả nước.

Các quan chức và chính quyền Obama cho biết lực lượng đặc nhiệm của Mỹ sẽ triển khai quân ở khu vực xung đột. Đội quân này sẽ huấn luyện cho các lính địa phương và không làm gì khác.

Tuy nhiên, có vẻ như đội đặc nhiệm này có quy mô không lớn, chỉ vào khoảng 100 người sẽ triển khai tại Uganda. Hiện chưa rõ là hàng ngàn lính Mỹ khác sẽ theo đuổi mục tiêu nào.

Có khoảng 3.100 cho tới 4.100 lính Mỹ được gửi tới các quốc gia châu Phi nêu trên. Các nguồn tin cũng cho biết Mỹ có thể gửi nhiều quân tới Cameroon. Tuy nhiên, nếu các thông tin đó là chính xác thì sứ mệnh của Mỹ tại lục địa đen vẫn chất chứa rất nhiều câu hỏi cần trả lời.

Các binh lính của Quân đội Kháng chiến của Chúa trời tự nhận mình là những vị thánh châu Phi. Tuy nhiên, họ lại là những kẻ giết người tàn bạo, bắt cóc và ăn thịt người. Họ đã bắt cóc hàng nghìn người, trong đó có trẻ con, sau đó thì biến những đứa trẻ thành lính du kích và nô lệ tình dục.

Kể từ khi bị phát hiện vào năm 1987, họ đã tiêu diệt hàng chục ngàn người. Hai triệu người trở thành tị nạn bởi vì nhóm binh lính ăn thịt người này.

Nòng cốt của nhóm này gồm người Acholi. Những người này từng bị các quan chức địa phương tiễu trừ ở những quốc gia mà họ cư trú. Tại Uganda, điều này đặc biệt được quan tâm. Vào năm 1987, một cuộc nổi dậy đã nổ ra tại đây và dẫn tới việc thành lập LRA. Chính quyền Uganda đã gửi những người Acholi vào các trại tập trung. Hệ quả là, các binh lính này đã tuyển mộ thêm các thanh thiếu niên từ các quốc gia khác nhau.

Các quốc gia nơi mà LRA thực hiện các hành vi có tính chất chống phá đã cố gắng triển khai các chiến dịch quy mô lớn để tiêu diệt nhóm khủng bố này nhưng đều không có kết quả. Họ triển khai quân tại các khu vực rất khó tiếp cận. Những tên khủng bố lại biết rất rõ địa hình của các khu vực này. Thông tin tình báo cho biết, số lượng lính trong nhóm LAR dao động trong khoảng 500 đến 9.000 quân.

Dường như với việc gửi quân đặc nhiệm tới đây, Washington đã quyết định chấm dứt sự tồn tại của nhóm khủng bố này. Tổng thống Obama đã ký một sắc lệnh về việc giải trừ vũ trang của nhóm này vào tháng 5/2009 và khôi phục tình trạng thi hành pháp luật tại bắc Uganda. Quốc hội Mỹ đã thông qua sắc lệnh này một năm sau đó.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của cộng đồng quốc tế nhằm loại bỏ nhóm khủng bố này. Liên Hợp Quốc đã từng cố gắng tiêu diệt Joseph Kony kể từ năm 2006. Mỹ đã quyết định không can thiệp và xung đột này - thay vào đó, họ yêu cầu các đồng minh ở Trung Mỹ giúp đỡ.

Hoạt động của đội đặc nhiệm Guatemala tại công viên Quốc gia Garamba vào năm 2008-2009 tại Cộng hòa Dân chủ Công-gô. Một trong những trận đánh năm 2009 đã kết thúc với sự hy sinh của các binh sĩ Guatemala. Các tay súng của LRA đã thâu tóm được vũ khí mà quân đội Guatemala được Mỹ trang bị.

Hiện chưa có ai có khả năng tiêu diệt nhóm khủng bố Quân Kháng chiến của Chúa trời. Không loại trừ việc Mỹ cố gắng đặt Trung Phi vào mặt trận chống khủng bố toàn cầu do nước này phát động. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, khu vực này rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đó là lý do cho sự hiện diện của người Pháp và Trung Quốc tại đây. Và, người Mỹ cũng có thể không phải là ngoại lệ.

  • Thu Lượng (theo Pravda)