Phòng ngủ đã trở thành một mục tiêu lớn nhất trong một chiến dịch để giữ cho “hạnh phúc” đi liền với tăng trưởng kinh tế phi mã tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.

Các cặp đôi nô nức chụp ảnh cưới tại tỉnh Quảng Đông

Một quan chức cấp cao địa phương hứa hẹn sẽ cải thiện đời sống tình dục của những người ‘con một’ trong gia đình.

“Quảng Đông sẽ không thể hạnh phúc nếu như người dân trên địa bàn tỉnh không hạnh phúc với đời sống tình dục của mình” – tờ Nhân dân Nhật báo trích lời của ông Zhang Feng, phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông khi ông có bài phát biểu ngày 11/11/2011.

Hơn 20% số người độc thân đang chịu một cảm giác bức bối về tình dục tại Quảng Đông. Theo lời của ông Zhang, đây cũng là tỉnh giàu nhất và đông dân nhất của Trung Quốc. Ông Zhang cũng đồng thời là chủ nhiệm ủy ban xây dựng gia đình của tỉnh và là chủ tịch của Hội Giáo dục giới tính của tỉnh.

Các số liệu thống kê từ ủy ban xây dựng gia đình cho thấy, tính trung bình người dân Trung Quốc lập gia đình vào độ tuổi 30. Cách đây một thập kỷ, độ tuổi này là 20. Nhưng thanh niên Trung Quốc lại có quan hệ tình dục ở độ tuổi trẻ hơn.

“Điều này cũng cho thấy rằng thanh niên Trung Quốc quan hệ tình dục sớm hơn rất nhiều khi họ còn độc thân” – ông Zhang nói. Ông cũng kêu gọi giáo dục giới tính hơn nữa, thúc giục các phát triển có liên quan nhằm giúp đỡ những người lao động nhập cư vốn đang phải “chịu đựng các bức bối về tình dục, khi họ phải sống xa vợ/chồng”.

Báo cáo không đề cập rõ ràng các chi tiên liên quan tới việc ông Zhang lên kế hoạch như thế nào để khuyến khích người dân đẩy mạnh các hoạt động tình dục của mình.

Đề xuất này là một cuộc thị uy mới nhất của chiến dịch “Quảng Đông hạnh phúc”, nhàm mục đích tập trung các nỗ lực nhằm nâng cao các dịch vụ công và các vấn đề khác liên quan tới chất lượng cuộc sống, chứ không chỉ là thúc đẩy tăng trưởng GDP của đất nước.

Vào tháng Bảy, Quảng Đông xuất hiện dày đặc trên các đầu báo khi họ trở thành tỉnh đầu tiên của Trung Quốc công khai xin nới lỏng chính sách ‘một con’. Theo chính sách này, các đôi vợ chồng nào ở thành phố có hơn một đứa con đều sẽ bị phạt tiền hoặc các hình phạt khác.

Các nhà chức trách địa phương đề nghị chính quyền trung ương cho phép các đôi vợ chồng mà trong đó, người vợ hoặc người chồng là con một sẽ có thể đẻ nhiều hơn. Cùng lúc, một tờ báo cũng trích lời ông Zhang nói rằng việc này sẽ không gây nên tình trạng gia tăng dân số nhanh chóng vì chi phí sinh đẻ và nuôi con đang rất cao.

Tuy nhiên, tháng trước, ông Zhang cho biết là Quảng Đông đã từ bỏ áp dụng đổi mới trên và không có kế hoạch gì đáng kể đối với các chính sách xây dựng gia đình trong 5 năm tới.

Ông cho biết chính sách sách xây dựng gia đình đã giải tỏa căng thẳng cho hơn 35 triệu dân, nhưng ông lại không giải thích con số trên dựa trên những tính toán nào. Ông Zhang cũng cho biết Quảng Đông đã đặt ra mục tiêu gìm dân số ở mức dưới 111 triệu người cho tới năm 2015.

Sự thay đổi đột ngột này có thể sẽ khiến cho các nhà nhân khẩu học nản lòng, vì trong nhiều năm liền, họ kêu gọi chính phủ nới lỏng chính sách ‘một con’. Theo họ, chính sách này đang dẫn Trung Quốc tới một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trong 2 thập kỷ tới.

Những chuyên gia này lập luận rằng tỉ lệ sinh sản thực sự của Trung Quốc đã giảm rất thấp so với ước tính của các quan chức và hệ quả là lực lượng lao động sẽ bắt đầu thu hẹp lại vào năm 2016 – khi đó, số người nghỉ hưu sẽ bùng nổ và đặt gánh nặng tài chính khổng lồ lên nhà nước và những người đang trong độ tuổi lao động.

Tuy nhiên, Ủy ban Xây dựng Gia đình đã cho phép thí điểm trên diện hẹp ở một số khu vực nhỏ, và cam kết chỉ “củng cố” chính sách xây dựng gia đình trong năm năm tới, trong khi vẫn duy trì tỉ lệ sinh đẻ thấp, và cải thiện ‘chất lượng’ của dân số.

  • Lê Thu (theo WSJ)