Trong bảng các loại vũ khí hủy diệt lại góp mặt thêm một 'tân binh', nhiều người gọi nó là Robot Búp bê Sát thủ Nga. Tên gọi này xuất phát từ ý tưởng những con búp bê gỗ của Nga - còn gọi là Matryoushka, mỗi con búp bê lớn khi mở ra đều chứa con nhỏ hơn.
"Chân dung" của "Robot Búp bê Sát thủ Nga" |
Điều đặc biệt kỳ quái là máy bay không người lái "hủy diệt" này lại được đặt trong lòng một chiếc máy bay khác to hơn và "hiền lành" hơn.
Chiếc máy bay hủy diệt có tên gọi "Cá mập" dài gần 4m đã được dùng để giám sát và do thám. Nó sẽ được trang bị một 'con cá mập con' nhỏ hơn do các nhà nghiên cứu Không quân phát triển trong chương trình Hệ thống vũ trang và Đo lường Chính xác. Con "cá mập con" sẽ có vai trò của một đầu đạn.
Cá mập con được tách ra khỏi Cá mập mẹ và nhận tín hiệu từ hỗ trợ mặt đất khi nó tiến thẳng về mục tiêu và sau đó phát nổ.
Đây là một ý tưởng mà Chỉ huy các Chiến dịch Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) đã rất quan tâm theo đuổi trong nhiều năm. Vào năm 2007, Đại tá Jim Geurts của SOCOM đã nói về nhu cầu cấp bách đối với một loại vũ khí nhỏ hơn nhắm vào mục tiêu, do đó "thiết bị nhỏ hơn phát nổ trong khi các thiết bị khác bên cạnh đó vẫn không hề hấn gì, và các cửa kính trong căn nhà cũng không bị vỡ".
Nhưng giờ đây, dường như điều đó đã thành hiện thực. Một thiết kế tiêu tốn đến 12 triệu USD và các nỗ lực lắp ráp sẽ hoàn tất vào mùa xuân năm 2012. Sau khi thử nghiệm tại Eglin và tại Arizona, nếu như mọi việc suôn sẻ thì có thể nó sẽ được đưa tới Afghanistan.
Máy bay không người lái có vai trò quan trọng trong chiến tranh |
"Tôi không rõ các bạn lấy tin này ở đâu, các bạn còn biết nhiều hơn cả những gì mà tôi có thể nói" - Chủ tịch tom Flenery nói. "Chúng tôi không liên quan gì tới việc này - chúng tôi chỉ vừa mới bán cho họ các máy bay thôi".
Cùng lúc, các chi nhánh quân sự và các công ty chế tạo máy bay không người lái đang chế tạo ra loại robot hủy diệt bé xíu. Máy bay không người lái Acturus có thể mang theo một tên lửa nặng khoảng 4,5kg. Hiện, loại máy bay này vẫn đang được thử nghiệm. Đầu năm nay, quân đội Mỹ đã chi ra 4,9 triệu USD để chế tạo ra loại máy bay hủy diệt, chủ yếu là loại robot bay nhỏ nhẹ có khả năng sát thương.
Logic đằng sau các tên lửa nhỏ xíu và các máy bay không người lái tự phát nổ này (đôi khi lại được đặt trong máy bay khác to hơn) rất đơn giản: Một quả bom nhỏ hơn và một mục tiêu phát nổ cụ thể hơn - chẳng hạn có thể bay qua cửa kính chắn gió của xe ôtô - nhằm giảm hết mức có thể các thiệt hại không cần thiết.
"Vì đầu đạn có kích thước rất nhỏ, nên nó có độ chính xác tuyệt đối đối với mục tiêu" - Chyau Shen, một nhà quản lý chương trình Hải quân đối với các hệ thống giám sát cho biết. "Và nó không gây hại gì đến con người hoặc các vật thể trung lập khác gần mục tiêu".
Tuy nhiên, công ty Navmar vẫn giữ im lặng về loại "búp bê hủy diệt" này.
- Lê Thu (theo defensenewsstand/insider defence)