- Tướng Mỹ khẳng định nước này sẽ tiếp cận Iran theo hai hướng kinh tế và ngoại giao, song không loại trừ biện pháp quân sự; "Cậu ấm" nhà Gaddafi sa lưới... là những tin nóng trong ngày.
Nổi bật trong ngày
Hôm 18/11, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua một nghị quyết bày tỏ "quan ngại sâu sắc và ngày một tăng" về vấn đề hạt nhân của Iran.
Song, nghị quyết không đưa vấn đề của Iran lên Liên hợp quốc hay đặt ra thời hạn chót buộc Tehran phải tuân thủ, mà nhấn mạnh Iran và IAEA cần tăng đối thoại.
Ngay sau đó, Nhà Trắng đã hoan nghênh việc IAEA ra nghị quyết về vấn đề hạt nhân Iran, nói rằng nó sẽ tăng áp lực với Iran trong việc dừng sản xuất bom nguyên tử.
Trong khi đó, trả lời Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo, một cuộc tấn công quân sự chống Iran có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
“Một cuộc chiến có thể làm ảnh hưởng không chỉ tới nền kinh tế của chúng ta mà còn là kinh tế của toàn thế giới”, người đứng đầu Lầu Năm Góc cảnh báo.
Nổi bật trong ngày
Hôm 18/11, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua một nghị quyết bày tỏ "quan ngại sâu sắc và ngày một tăng" về vấn đề hạt nhân của Iran.
Song, nghị quyết không đưa vấn đề của Iran lên Liên hợp quốc hay đặt ra thời hạn chót buộc Tehran phải tuân thủ, mà nhấn mạnh Iran và IAEA cần tăng đối thoại.
Ngay sau đó, Nhà Trắng đã hoan nghênh việc IAEA ra nghị quyết về vấn đề hạt nhân Iran, nói rằng nó sẽ tăng áp lực với Iran trong việc dừng sản xuất bom nguyên tử.
Trong khi đó, trả lời Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo, một cuộc tấn công quân sự chống Iran có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
“Một cuộc chiến có thể làm ảnh hưởng không chỉ tới nền kinh tế của chúng ta mà còn là kinh tế của toàn thế giới”, người đứng đầu Lầu Năm Góc cảnh báo.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lo ngại xảy ra nhiều hậu quả nếu đánh Iran. |
Theo ông Panetta, tấn công Iran chỉ làm chậm lại chương trình hạt nhân của nước này 1-2 năm. Cách tốt nhất là gây áp lực ngoại giao và bao vây cấm vận Tehran.
Các báo quốc tế cho biết, hiện Mỹ đang xem xét ra lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dịch vụ tài chính của Iran, trong đó có ngân hàng trung ương của nước này.
Cũng trong ngày 18/11, Thượng nghị sĩ Mark Kirk đã đề xuất lên Thượng viện Mỹ một dự luật nhằm trừng phạt ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Ông Kirk tỏ ý thất vọng về việc Bộ Tài chính Mỹ không đẩy mạnh thắt chặt trừng phạt với ngân hàng Iran hay các bộ phận khác liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran.
Ông Mark Kirk cho rằng, Nhà Trắng không hành động vì lo thị trường dầu bị ảnh hưởng, do 40% lượng dầu thế giới vận chuyển qua eo biển Hormuz nằm sát với Iran.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, Washington có vẻ không loại trừ khả năng tấn công Iran, khi không quân Mỹ mới đây nhận siêu bom có thể xuyên phá mục tiêu ngầm.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang bán những loại bom phá boongke ngầm nhỏ hơn cho các nước láng giềng của Iran như Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE).
Ngoài ra, hôm 18/11, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Martin Demsey, cũng đã tuyên bố rằng, lựa chọn giải pháp quân sự không bị loại bỏ.
Tướng Demsey cho biết, Mỹ đang theo hai hướng tiếp cận song song, một là kinh tế và ngoại giao, trong khi chưa bao giờ loại bỏ khả năng dùng biện pháp quân sự.
Trong khi đó, Đại sứ Iran tại IAEA khẳng định, nghị quyết của IAEA về chương trình hạt nhân của nước này chỉ khiến Iran quyết tâm thúc đẩy các hoạt động hạt nhân.
"Hiệu ứng lập tức là chúng tôi sẽ tăng cường đẩy mạnh chương trình hạt nhân vì hòa bình mà không cần bất cứ thỏa hiệp nào", Đại sứ Iran Ali Asghar Soltanieh nói.
Tin đọc 30 giây
- Liên hợp quốc thừa nhận quyền chủ quyền của Palestine với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên những vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng.
- Saif al-Islam, con trai của cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, đã bị bắt ở miền nam nước này, Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia của Libya cho hay.
- CHDCND Triều Tiên đã chính thức lên tiếng bác bỏ những cáo buộc cho rằng, quốc gia này đã giúp đỡ Iran phát triển các vũ khí hạt nhân.
- Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết, trong đó bày tỏ lấy làm tiếc về cái gọi là âm mưu giết hại Đại sứ Arập Xêút tại Mỹ.
- Liên hợp quốc đã khôi phục tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền cho Libya sau 8 tháng tạm treo với lý do là chính phủ đàn áp biểu tình.
- Lãnh đạo 3 nước Nga, Belarus và Kazakhstan đã ký các văn kiện nhằm thành lập Liên minh Á - Âu (EAS) trong tương lai tại điện Kremlin.
- Cho đến sáng hôm qua (19/11), đã có 4 trong số 12 thợ lò bị kẹt trong mỏ than bị sập ở khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc được cứu thoát.
- Chiếc máy bay bị rơi và bốc cháy ở miền đông Trung Quốc trong vụ tai nạn bí ẩn hôm 7/11 đã được xác định là phi cơ của Hải quân nước này.
- Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Trung Quốc hôm qua đã thảo luận về giá trị đồng Nhân dân tệ cũng như lợi ích thương mại của Mỹ ở Biển Đông.
- Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố cho biết, khu vực trung tâm thủ đô Bangkok đã thoát khỏi sự đe dọa của cơn lũ lịch sử.
- Nhóm 9 tổ chức viện trợ quốc tế, trong đó có Oxfam, cho biết hơn 2 triệu người dân ở miền bắc Afghanistan đang đối mặt tình trạng thiếu ăn.
- Một quan chức Syria đề nghị giấu tên cho biết, nước này đồng ý trên nguyên tắc để phái đoàn quan sát của Liên đoàn Arab (AL) vào Syria.
- Trung Quốc tuyên bố sẽ củng cố quan hệ quân sự với CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh quan hệ Bình Nhưỡng và Seoul tiếp tục căng thẳng.
- Một phi cơ huấn luyện quân sự Italy bị rơi xuống biển trưa 18/11 khi đang trên đường về nước sau cuộc trình diễn tại triển lãm hàng không Dubai.
Thông tin trong ảnh
Tính đến ngày 18/11, lũ lụt ở Thái Lan đã cướp đi sinh mạng của 594 người. (Ảnh: THX) |
Họ đã nói gì?
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Indonesia. (Ảnh: AP) |
Hôm 18/11, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, Syria có thể trượt vào một cuộc nội chiến, nhưng không thấy khả năng quốc tế can thiệp vào nước này như Libya.
"Chúng tôi đã thấy điều đó, điều mà chúng tôi không muốn thấy vì chúng tôi ủng hộ biểu tình hòa bình và phản kháng phi bạo lực", hãng Reuters dẫn lời bà Clinton.
Ngày này năm ấy
Ngày 20/11/1958, Ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" được tổ chức lần đầu tiên ở miền bắc nước ta.
Đến ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 167, lấy ngày 20/11 làm "Ngày Nhà giáo Việt Nam".
Thanh Vân (Tổng hợp)