Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc tốt đẹp, hứa hẹn đưa mối quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa hai nước lên tầm cao mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Chuyến thăm Nhật Bản kéo dài bốn ngày của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các cuộc gặp những nhân vật quan trọng như Thủ tướng Nhật, Nhật hoàng cùng Hoàng hậu, một số bộ trưởng… được xem là những động thái tích cực để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước mà trọng tâm là kinh tế.
Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Nhật Bản đạt 14,9 tỷ USD. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã tăng 24% trong năm 2010, lên tới mức 16 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi mức này vào năm 2020.
Hai bên cũng đã chính thức khởi động giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam với 70 hạng mục.
Từ năm 2010 tới nay, dù gặp nhiều khó khăn như thiên tai trong nước và ảnh hưởng kinh tế do lũ lụt tại Thái Lan, Nhật Bản vẫn là nước cấp viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
ODA và dòng vốn đầu tư FDI của Nhật Bản hiện diện trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng, kinh tế lớn ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2011, Nhật Bản có 1.572 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 22 tỷ USD.
Ngay trong chuyến thăm, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yoshihiko Noda, hai bên đã ký Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 92,645 tỷ yên (tương đương 1,22 tỷ USD) vốn ODA thuộc đợt 1 tài khóa năm 2011 và vốn vay cho Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
Các khoản vốn vay ODA được ký kết sẽ dành để giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 5 chương trình, dự án, bao gồm:
1. Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 10 tỷ yên,
2. Dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn trị giá 40,33 tỷ yên,
3. Dự án Sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu trị giá 7,227 tỷ yên,
4. Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bến Lức - Long Thành) trị giá 14,093 tỷ yên và
5. Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Cảng Lạch Huyện) trị giá 20,995 tỷ yên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản vốn vay ODA đợt 1 tài khóa năm 2011 và vốn vay cho Dự án cảng Lạch Huyện, đặc biệt là sự hỗ trợ liên tục của Nhật Bản dành cho các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên của Việt Nam, như: Dự án đường cao tốc Bắc - Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, và các nghiên cứu khả thi hai đoạn đường của tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Nha Trang và Hà Nội - Vinh.
Hai bên cũng đã cam kết hợp tác thúc đẩy thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam, như Dự án sân bay quốc tế Long Thành thông qua mô hình đối tác công-tư (PPP). Hai bên cũng nghiêm túc xem xét việc tiếp tục nghiên cứu Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) do một tổ hợp công ty Nhật Bản thực hiện.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, Nha Trang - Phan Thiết và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và TP.HCM, cũng như cam kết của Nhật Bản hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên, như xây dựng thể chế và năng lực, sử dụng chuyên môn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ thành lập một ủy ban cấp cao về hợp tác với Nhật Bản nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và Kế hoạch hành động đến năm 2020. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu phát triển hai khu công nghiệp chuyên sâu về cơ khí chế tạo và điện tử tại Hải Phòng và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đề nghị Chính phủ Nhật Bản quan tâm ủng hộ, thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia các dự án tại Việt Nam theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).
Hai Thủ tướng đã ký “Tuyên bố chung về triển khai hành động trong Khuôn khổ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Thỏa thuận về Dự án hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Thỏa thuận về hợp tác khai thác và phát triển ngành công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam và Bản ghi nhớ về cơ chế Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý có bằng cấp của Việt Nam sang Nhật Bản.
Chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được bầu lại là Thủ tướng Việt Nam tại kỳ họp Quốc hội khoá XIII tháng 7 năm 2011 kết thúc tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy, phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Sự thành công của chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, doanh nhân, doanh nghiệp hai nước đã nỗ lực bắt tay triển khai các dự án mới với “khát vọng” mới: nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Nhật Bản lên mức trên 30 tỷ USD (gấp đôi kim ngạch thương mại hiện nay) vào năm 2020.
P.V (theo báo Nhật)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Chuyến thăm Nhật Bản kéo dài bốn ngày của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các cuộc gặp những nhân vật quan trọng như Thủ tướng Nhật, Nhật hoàng cùng Hoàng hậu, một số bộ trưởng… được xem là những động thái tích cực để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước mà trọng tâm là kinh tế.
Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản tại hội đàm song phương. Ảnh: VOV |
Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Nhật Bản đạt 14,9 tỷ USD. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã tăng 24% trong năm 2010, lên tới mức 16 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi mức này vào năm 2020.
Hai bên cũng đã chính thức khởi động giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam với 70 hạng mục.
Từ năm 2010 tới nay, dù gặp nhiều khó khăn như thiên tai trong nước và ảnh hưởng kinh tế do lũ lụt tại Thái Lan, Nhật Bản vẫn là nước cấp viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
ODA và dòng vốn đầu tư FDI của Nhật Bản hiện diện trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng, kinh tế lớn ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2011, Nhật Bản có 1.572 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 22 tỷ USD.
Ngay trong chuyến thăm, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yoshihiko Noda, hai bên đã ký Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 92,645 tỷ yên (tương đương 1,22 tỷ USD) vốn ODA thuộc đợt 1 tài khóa năm 2011 và vốn vay cho Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
Các khoản vốn vay ODA được ký kết sẽ dành để giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 5 chương trình, dự án, bao gồm:
1. Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 10 tỷ yên,
2. Dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn trị giá 40,33 tỷ yên,
3. Dự án Sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu trị giá 7,227 tỷ yên,
4. Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bến Lức - Long Thành) trị giá 14,093 tỷ yên và
5. Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Cảng Lạch Huyện) trị giá 20,995 tỷ yên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản vốn vay ODA đợt 1 tài khóa năm 2011 và vốn vay cho Dự án cảng Lạch Huyện, đặc biệt là sự hỗ trợ liên tục của Nhật Bản dành cho các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên của Việt Nam, như: Dự án đường cao tốc Bắc - Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, và các nghiên cứu khả thi hai đoạn đường của tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Nha Trang và Hà Nội - Vinh.
Hai bên cũng đã cam kết hợp tác thúc đẩy thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam, như Dự án sân bay quốc tế Long Thành thông qua mô hình đối tác công-tư (PPP). Hai bên cũng nghiêm túc xem xét việc tiếp tục nghiên cứu Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) do một tổ hợp công ty Nhật Bản thực hiện.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, Nha Trang - Phan Thiết và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và TP.HCM, cũng như cam kết của Nhật Bản hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên, như xây dựng thể chế và năng lực, sử dụng chuyên môn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ thành lập một ủy ban cấp cao về hợp tác với Nhật Bản nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và Kế hoạch hành động đến năm 2020. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu phát triển hai khu công nghiệp chuyên sâu về cơ khí chế tạo và điện tử tại Hải Phòng và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đề nghị Chính phủ Nhật Bản quan tâm ủng hộ, thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia các dự án tại Việt Nam theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).
Hai Thủ tướng đã ký “Tuyên bố chung về triển khai hành động trong Khuôn khổ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Thỏa thuận về Dự án hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Thỏa thuận về hợp tác khai thác và phát triển ngành công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam và Bản ghi nhớ về cơ chế Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý có bằng cấp của Việt Nam sang Nhật Bản.
Chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được bầu lại là Thủ tướng Việt Nam tại kỳ họp Quốc hội khoá XIII tháng 7 năm 2011 kết thúc tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy, phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Sự thành công của chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, doanh nhân, doanh nghiệp hai nước đã nỗ lực bắt tay triển khai các dự án mới với “khát vọng” mới: nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Nhật Bản lên mức trên 30 tỷ USD (gấp đôi kim ngạch thương mại hiện nay) vào năm 2020.
P.V (theo báo Nhật)