Các nhà khoa học đã đề xuất một biểu thời gian cố định, theo đó lịch sẽ có thêm 5 tuần hoặc 6 năm. Theo đề xuất này, các ngày nghỉ luôn rơi vào cùng một ngày trong tuần của tất cả các năm. Biểu thời gian mới này có thể sẽ được các chính phủ trên khắp thế giới chấp thuận.

Một nhà vật lý học thiên thể và một nhà kinh tế học của Mỹ đang bắt đầu chiến dịch để cả thế giới chấp thuận một biểu thời gian cố định mà trong đó, các năm sẽ giống y hệt nhau, và bao gồm thêm một ngày nghỉ trong tuần và một tuần trong chu trình 5-6 năm.

Chẳng hạn, trong lịch này, nếu như năm nay Giáng sinh rơi vào ngày Chủ nhật, vậy thì Giáng sinh năm 2012, 2013 cũng sẽ rơi vào đúng ngày Chủ nhật trong tuần.

"Ý tưởng về một biểu thời gian cố định đã từng được đệ trình lên Liên đoàn các Quốc gia" - nhà vật lý học thiên thể Richard Conn Henry thuộc Trường Nghệ thuật và Khoa học Krieger tại Johns Hopkins nói.

Những năm 1920, ý tưởng này từng được trình bày, và theo Henry, Liên Hợp Quốc cũng từng được nghe về một bộ lịch mà trong đó, các ngày lễ và ngày sinh sẽ lặp lại chính xác vào cùng ngày trong mỗi tuần.

"Tuy nhiên, hai bộ lịch đề xuất này có một thiếu sót không thể tránh khỏi: đó là chúng phá vỡ chu kỳ của 7 ngày trong một tuần, trong khi đó ngày cuối tuần lại là tâm điểm của tôn giáo" - Henry nói.

"Hệ thống của chúng tôi cũng chia một năm ra làm 4 quý và 12 tháng, và không có các năm nhuận, nhưng các ngày cộng dồn thêm trong một tuần phụ trội vào mỗi chu kỳ 5-6 năm".

Henry nói nhiệm vụ thúc đẩy ý tưởng về "một bộ lịch mới" cho chính phủ các quốc gia sẽ chủ yếu do cộng sự của ông là nhà kinh tế học Steve Hanke của Trường Kỹ sư Whiting đảm nhận.

"Kế hoạch của chúng tôi là đưa ra một biểu thời gian cố định hoàn toàn y hệt nhau từ năm này sang năm khác, nó cho phép con người lên kế hoạch hàng năm dài hạn, kể từ khi còn chưa tốt nghiệp cho tới khi đi làm" - Henry giải thích.

Một trong những lợi thế mà Henry và Hanke chỉ ra trong bộ lịch này đó là sự thuận tiện từ những ngày nghỉ, ngày lễ, ngày sinh rơi đúng vào ngày tương tự trong tuần của năm sau.

Tuy nhiên, theo Hanke, các lợi ích kinh tế thậm chí còn sâu sắc hơn nhiều. "Bộ lịch hiện nay của chúng ta đầy rẫy yếu tố dị thường dẫn tới việc phải thiết lập một loạt các quy ước để đơn giản hóa các tính toán mà mọi người quan tâm".

Hanke nói rằng trong bộ lịch mới có một quý được biết trước với 91 ngày, và điều này giảm bớt các nhu cầu tính toán nhân tạo về ngày.

Hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585) đưa ra được sử dụng ở phần lớn các nơi trên thế giới đã được áp dụng vào năm 1582. Để đồng bộ hóa lịch do Julius Caesar thông qua vào năm 46 trước công nguyên với các mùa, một nhóm chuyên gia của Giáo hoàng đã cắt bớt 11 ngày trong tháng 10. Do vậy, trong năm đó, ngay sau ngày 11/10 là ngày 15/10.

Việc điều chỉnh là rất cần thiết để xử lý với vấn đề tương tự gây ra trở ngại cho việc tạo ra một bộ lịch mới hiệu quả và thiết thực: đó là thực tế mỗi năm bao gồm 365,2422 ngày.

Đây là khoảng thời gian mà Trái đất cần để hoành thành một quỹ đạo quay quanh mặt trời, và để bù lại số dư rất nhỏ của ngày (0,2422), bộ lịch của Giáo hoàng Gregory đã cộng thêm một ngày vào mỗi năm, gọi đó là năm nhuận.

"Sự không khớp về các múi giờ hiện nay, biểu thời gian thay đổi trong lịch mùa hè và mùa đông (tại các quốc gia phương tây), và bộ lịch dao động mỗi năm sẽ biến mất. Nói một cách khác về mặt kinh tế, chúng ta đều nhận được một món thừa kế phân chia rạch ròi và cố định" - Henry giải thích về bộ lịch mới.

  • Lê Thu (theo báo Nga)