Với phần lớn khu vực Trung Đông đang trong dòng chảy, những nghi ngờ ngày càng tăng về tham vọng hạt nhân của Iran, một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Pakistan và sự leo thang bạo lực thánh chiến ở Nigeria, thế giới sẽ chứng kiến rất nhiều điểm xung đột trong năm tới đây.
TIN BÀI KHÁC:
5 lâu đài cổ hoành tráng nhất châu Á
Đầu bếp Nhà Trắng tiết lộ tính háu ăn của Bill Clinton
Hải quân Iran tập trận ở Vùng Vịnh hồi tháng 12 và đầu tháng 1. Nước này
được cho sẽ là một trong những điểm nóng của thế giới năm 2012.
Afghanistan
2011 là một năm bạo lực nữa đối với Afghanistan, với hơn 2.000 dân thường thiệt
mạng trong 10 tháng đầu. Động cơ của tình trạng bạo lực này - nổi loạn, đọ súng,
không kích và tội phạm - không phải sắp biến mất mà bức tranh đang thay đổi.
NATO (Isaf) đang chuẩn bị rút các lực lượng chiến đấu vào cuối năm 2014, gấp rút
đào tạo các lực lượng an ninh Afghanistan với hy vọng họ sẽ đủ sức tiếp tục duy
trì an ninh quốc gia và ngăn chặn al-Qaeda.
Sự rút đi của hầu hết các lực lượng nước ngoài không đồng nghĩa với kết thúc
xung đột. Một viễn cảnh tồi tệ nhất mà NATO đang cố gắng ngăn chặn là
Afghanistan quay trở lại trạng thái hỗn loạn tự hủy hoại mình như nước này đã
hứng chịu hồi đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô rút đi và Taliban trỗi dậy ở
miền nam, mang theo cả al-Qaeda.
Pakistan
Pakistan đang đối mặt với các vấn đề nội tại ngày càng sâu sắc, với việc đất
nước này bắt đầu một năm bằng cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa chính phủ dân
sự yếu ớt và quân đội nhiều quyền lực, cũng như sự rạn nứt lòng tin giữa
Washington và Islamabad.
Báo chí Mỹ đã đưa tin rất nhiều về những lo ngại liên quan đến sự an toàn của
kho hạt nhân của Pakistan. Trong khi những lo ngại như vậy có thể là quá mức,
một số phiến quân sẽ tìm cách lợi dụng sự bất ổn chính trị ở nước này và 2012 có
vẻ như sẽ là một năm bạo lực nữa.
Iran và Vùng vịnh
Lo ngại của quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran giờ đây sâu sắc tới mức
Israel - nước cảm thấy bị đe dọa nhất từ Iran - đang đứng trước hai lựa chọn
không mong muốn: chung sống với một Iran có vũ khí hạt nhân trong tầm bắn tên
lửa hoặc thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu, và bắt đầu một cuộc chiến tranh mà
nước này có lẽ không thể kết thúc.
Iran đã "tập dượt" cho viễn cảnh thứ 2 nhiều năm nay và được tin là có sẵn một
số các biện pháp trả đũa nếu bị tấn công toàn diện.
Đến thời điểm này, các sĩ quan quân đội Mỹ chứng tỏ rất ít hoặc có thể nói là
không muốn khai màn một kịch bản xung đột mới ở Iran.
Iraq
Việc Mỹ rút các lực lượng chiến đấu khỏi Iraq hồi tháng trước sau gần 9 năm
không có nghĩa là bạo lực đã chấm dứt. Chi nhánh al-Qaeda ở Iraq đã đứng ra nhận
trách nhiệm đối với loạt vụ đánh bom trên khắp Baghdad hồi tháng 12, sự kiện
giết chết hơn 60 người.
Nếu cộng đồng Sunni thiểu số ở Iraq tiếp tục cảm thấy bị tước quyền và bị phân
biệt đối xử bởi chính phủ đông người Shi'ite của Thủ tướng Nouri
Maliki thì khi đó có nguy cơ những kẻ cực đoan bạo lực có thể sẽ tuyển được
nhiều tân binh vào hàng ngũ của chúng.
Yemen
Yemen hiện đang lâm vào tình trạng náo loạn. Đụng độ xảy ra gần như hàng ngày,
đôi khi giữa những người biểu tình phản đối và phe ủng hộ chính phủ... Năm 2012
sẽ là năm quan trọng để quyết định liệu nước này có thể thoát ra khỏi bế tắc
hiện nay.
Somalia
Có nhiều lo sợ về một sự liên kết có tổ chức nhóm thánh chiến al-Shabab ở
Somalia và lực lượng hải tặc đông đảo ở nước này. Có một sự song tồn hạn chế,
chủ yếu vì lợi ích tài chính, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy hải tặc
Somalia sẵn sàng trao các thủy thủ mà chúng bắn cóc cho al-Shabab.
Bắc Phi
Các làn sóng nổi dậy trên khắp Tunisia, Libya và Ai Cập đã kéo theo các cơn bùng
phát bạo lực hạn chế, nhưng chắc chắn ở Libya và Ai Cập thì nguy cơ bạo lực kéo
theo cao hơn nhiều.
Ở Libya, tình hình cho thấy thật khó để thuyết phục các cánh quân nổi dậy có vũ
trang trao nộp vũ khí của họ, và có một mối quan ngại thực sự rằng số vũ khí bị
cướp khỏi các kho quân sự của chính quyền Gaddafi đã rò rỉ qua biên giới phía
nam và rơi vào tay quân phiến loạn ở Mali cùng nhiều nơi khác.
Quan ngại lớn nhất là nguy cơ các tên lửa vác vai rơi vào tay khủng bố và đang
có một nỗ lực lớn nhằm xác định vị trí của chúng.
Chi nhánh al-Qaeda ở Sahara (Aqim) hiện đang bắt cóc 12 người châu Âu để đòi tiền chuộc và các chính phủ phương Tây cảnh báo công dân của mình tránh xa nhiều khu vực rộng lớn ở Sahara vì sợ nạn bắt cóc.
Nigeria
Năm ngoái, các vụ tấn công của nhóm Boko Haram - có nghĩa là "Cấm giáo dục
phương Tây" - đã cướp mạng sống của hơn 450 người, gồm cả các nhân viên làm việc
tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Abuja. Vào giữa năm 2011, tướng Mỹ chỉ huy khu vực
châu Phi cảnh báo rằng có thể có các mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa Boko
Haram và Aqim.
Cơ quan tình báo MI5 của Anh được tin là đang theo dõi nhằm tìm kiếm dấu hiệu về
các kết nối của Boko Haram trong cộng đồng người Niger khá đông ở Anh.
Thế vận hội
Như chúng ta được biết, việc Anh đăng cai Thế vận hội mùa hè này sẽ chứng kiến
"chiến dịch an ninh lớn nhất ở nước này kể từ Thế chiến II".
Khoảng 13.500 binh sĩ sẽ được huy động làm nhiệm vụ, một tàu chiến chở máy bay
của Hải quân Hoàng gia sẽ neo gần khu vực thi đấu, các tên lửa đất đối không sẽ
được triển khai và các chiến đấu cơ Typhoon của Không lực Hoàng gia sẽ luôn sẵn
sàng bảo vệ không gian. Tất cả sẽ không được cần đến nếu như mọi thứ diễn ra
đúng kế hoạch.
Tuy nhiên, Thế vận hội được coi như một "mục tiêu chiến lợi phẩm" cho bất cứ kẻ
nào muốn hủy hoại nước Anh và các hoạt động chuẩn bị an ninh đang được tiến hành
dựa trên mối đe dọa khủng bố quốc gia ở mức "gắt gao", mức cao thứ 2 trong thang
5 bậc.
Thanh Hảo (Theo BBC)