Con rồng, một hình tượng phản diện tại phương Tây, lại được coi trọng và là
một trong mười hai con giáp đại diện cho các năm tại Trung Quốc.
TIN BÀI KHÁC:
Tránh ngày sinh xấu cho trẻ năm Rồng
Chuẩn bị và ăn Tết kiểu Hàn Quốc
Đại gia đi BMW trộm gà ăn Tết
Không khí Tết len lỏi khắp Trung Quốc
Chuẩn bị và ăn Tết kiểu Hàn Quốc
Đại gia đi BMW trộm gà ăn Tết
Không khí Tết len lỏi khắp Trung Quốc
Rồng theo quan niệm của người phương Tây là một con vật gớm guốc.
Người phương Tây quan niệm rằng con rồng là một sinh vật độc ác có khả năng phun ra lửa, hình dạng giống thằn lằn và thường đại diện những sức mạnh xấu xa. Vì vậy, nhiều người trong số họ tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi rồng lại được tôn sùng như một biểu tượng cho uy quyền, sức mạnh bậc nhất tại Trung Quốc.
Con rồng tưởng tượng của người Trung Quốc quan trọng tới mức trở thành một trong mười hai con giáp đại diện cho các năm. Theo cách tính âm lịch, năm 2012 là năm Nhâm Thìn (con rồng nước), được coi là một trong triển vọng nhất trong chu kỳ 12 năm của hoàng đạo Trung Quốc.
Sự khác biệt trong nhận thức văn hóa về con vật huyền thoại vô cùng phức tạp tới nỗi nhiều người nói rằng họ vẫn dùng con rồng để mô tả về khoảng cách lớn nhất giữa châu Âu và châu Á.
"Theo tôi, con rồng giống như loài bò sát khổng lồ với những chiếc răng sắc nhọn và lớp da xù xì. Chúng rất hung dữ, thậm chí có thể phun ra lửa"-Aleksandra Kawakawa (23 tuổi) tới từ Phần Lan nói.
"Con rồng là những gì còn sót lại của thời trung cổ với lâu đài, tường hào và những kỵ sỹ. Chúng gớm guốc tới nỗi khiến cả thế giới khiếp sợ, vượt ra ngoài những câu chuyện cổ tích"-Wendy Fung (24 tuổi) tới từ Mỹ cho biết.
Rồng theo quan niệm của người Trung Quốc là một loài vật linh thiêng, tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ.
Những đặc điểm của con rồng trở thành đề tài tranh cãi nảy lửa tại Trung Quốc trong vài tuần qua. Bưu điện Trung Quốc đã phát hành bộ tem chào mừng năm mới (năm nay rơi vào ngày 23 tháng 1 dương lịch) vẽ hình rồng, bị cho là có những đặc điểm quá hung dữ.
Các học giả Trung Quốc tranh luận rằng cách người phương Tây gọi của con rồng Trung Quốc có vấn đề. Từ "long" trong tiếng Hán (âm Hán Việt là "Long") bị dịch thành "dragon" trong một thời gian dài nhưng theo Guan Shijiem một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, người chuyên nghiên cứu giao tiếp liên văn hóa, cho rằng điều này là sai.
"Rồng Trung Quốc và rồng phương Tây hoàn toàn khác nhau trong tưởng tượng, biểu đạt và ý nghĩa. Chúng tôi sẽ tìm một từ nào khác để thay thế cho từ dragon".
Ông Guan kiến nghị rằng từ "long" nên được đổi thành từ "loong" sau khi ngôi sao kungfu nổi tiếng Lý Tử Long có tên tiếng Anh là Lee Siu Loong.
Sự tôn sùng dành cho con rồng trong quan niệm của người Trung Quốc gắn liền với thời cổ đại. Với sự giới hạn kiến thức về tự nhiên và sự bất lực chống lại sự thay đổi và khắc nghiệt của thời tiết, nhiều thị tộc và bộ lạc đã coi rồng như một totem quyền lực, đem tới sức mạnh siêu nhiên bảo vệ họ và mang lại cho họ may mắn, Wang Daling, một chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian tại Đại học Thanh niên Trung Quốc tại Bắc Kinh nói.
"Ban đầu, con rồng Trung Quốc tại các vùng miền khác nhau cũng có bề ngoài khác nhau, dựa trên những con vật mà con người thường gặp"-ông Gao Wei, tổng thư ký của Hiệp hội Văn hoá dân gian Bắc Kinh, nói.
Con rồng có thể có hình dáng giống ngựa, bò, rắn và thậm chí là cá, ông Gao cho biết.
Hình ảnh con rồng Trung Quốc không được thống nhất cho tới triều nhà Tống (960-1279), khi nghệ sỹ nổi tiếng Guo Ruoxu mô tả chi tiết về con vật này trong cuốn sách có tự đề The Record of Illustration and Traditional Chinese Painting (tạm dịch là Ghi chép về minh họa và tranh Trung Quốc truyền thống).
"Trong suy nghĩ của Guo, con rồng là sự kết hợp của chín con vật khác nhau. Nó có sừng của hươu, đầu của ngựa, mắt của rùa, cổ của rắn, vảy của cá, vuốt của chim ưng, tai của bò, bàn chân của hổ và bụng của rắn biển.
Rồng được cho là loại vật có quyền lực và khả năng siêu phàm. Nó có thể bay thần tốc trên trời, thăm dò sâu dưới lòng đất. Rồng kiểm soát thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nước và lượng mưa, những thứ không thể thiếu được đối với cuộc sống của những cư dân nông nghiệp. Trung Quốc thường thể hiện tình cảm và sự ngưỡng mộ của mình đối với rồng linh thiêng. Tại những khu vực thường xuyên bị hạn hán và thiên tai, đền thờ rồng được xây dựng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Người Trung Quốc tiếp tục thấm nhuần hình ảnh con rồng với trí tưởng tượng của mình và khiến linh vật này trở nên hùng mạnh hơn, tuyệt vời hơn và nhân từ hơn.
"Chúng hoang dã như những con thú trên Trái đất, thông minh như loài người và thiêng liêng như các vị thần"-ông Gao nói thêm.
Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, rồng cũng như một chiến binh không biết sợ và có thể nhìn thấy tương lai, ngay thẳng và đôi khi đứng về phía người dân, rồng còn tượng trưng cho khả năng sinh sản, sắc đẹp, tuổi thọ và hy vọng của mọi người".
Có lẽ các vị khách phương Tây tới thăm Trung Quốc đều cho rằng rồng là biểu tượng cho uy quyền của các hoàng đế Trung Hoa. Trong xã hội phong kiến, các hoàng đế tự coi mình là "rồng thực sự và là con trời", và tất cả những thứ mà họ dùng từ giường tới áo choàng đều được gắn thêm chữ "rồng".
Hình rồng cũng được sử dụng rộng rãi trong việc trang trí các đồ đạc hoàng cung. Màu sắc của rồng, màu vàng, chỉ dành cho người đứng đầu đất nước. Từ triều Tống, chỉ có hoàng đế mới được sử dụng, Gao cho biết. Điều này đồng nghĩa với việc dân thường sẽ bị cấm kỵ sử dụng những thứ liên quan tới linh vật này, thậm chí là vẽ chúng.
Nhiều tục ngữ liên quan tới rồng được sử dụng rộng rãi trong dân gian như "vọng tử thành long", có nghĩa các bậc cha mẹ mong cho con cái của mình được hoàn hảo như rồng. Đặc biệt, người Trung Quốc đã đưa rồng trở thành con giáp thứ 5 xuất hiện trong cung hoàng đạo và năm Rồng được hứa hẹn là một năm may mắn, sung túc.
Zhan Qi (26 tuổi) đang mong đợi đứa con đầu lòng của mình. "Tôi rất vui khi sinh con vào năm rồng"-chị nói. "Những đứa trẻ sinh năm nay được cho là người quyền lực, trí thông minh và trường thọ".
Sầm Hoa (Theo China Daily)