Bạn có thể thảo luận rất nhiều về một hội nghị quan trọng giữa các nhà lãnh đạo thế giới bằng những gì xảy ra từ nhiều tuần trước đó.
Đó là khi các nhân viên nỗ lực gấp rút rà soát lại "các cam kết" - các thỏa thuận có thể được ký kết, thông báo, phục hồi và ký kết lần nữa hay đại loại thế - và điều chỉnh quan điểm về cuộc họp sắp tới. Căng thẳng sẽ được xoa dịu từ trước. Tin tức tốt lành thường được khuấy đảo để tạo ra bầu không khí tích cực.
Đó chính là những gì đang diễn ra trước thềm chuyến công du của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Washington. Ngoại trưởng Trung Quốc đã tới đây từ tuần trước và gặp gỡ những người như Ngoại trưởng Hillary Clinton và cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon, giúp cả hai bên lựa chọn ngôn ngữ về tầm quan trọng của mối quan hệ này, đồng thời đo thử sức ép về chính sách tiền tệ.
Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên, Stephen Bosworth, đã tới Bắc Kinh để tìm kiếm sự tiến bộ trong việc hợp tác nhằm kiềm chế ông Kim (Chủ tịch Triều Tiên). Bộ trưởng Quốc phòng Gates cũng vừa ở Trung Quốc để thúc đẩy sự hợp tác quân sự vốn chịu nhiều sóng gió bởi các hợp đồng bán vũ khí của Washington cho đảo Đài Loan.
Cùng lúc đó, cũng đặc biệt như chuyến thăm này, các thành viên Quốc hội như Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (New York) đang vận dụng quyền lực và cảnh báo rằng Trung Quốc nên thông qua các chính sách tiền tệ "công bằng hơn".
Và đôi lúc, chúng ta còn chứng kiến nhiều động thái khác được đưa ra nhằm phát thông điệp tới phần còn lại của thế giới để đánh giá về bối cảnh của cuộc gặp sắp tới.
Bạn có thể bàn luận rất nhiều về cuộc gặp cấp cao chính thức sắp tới. Thực tế, các giai đoạn trước cuộc gặp mới là thời điểm công việc thực sự được thực hiện với các hội nghị quan trọng nhất được sắp đặt thận trọng tới mức mà hầu như khó có điều gì phát sinh ngoài kế hoạch.
Vậy, chúng ta đã biết được những gì? Dưới đây là một số điểm nhấn:
- Phía Trung Quốc muốn các cuộc gặp diễn ra tốt đẹp. Thông báo cấp phép hoạt động cho hai ngân hàng Mỹ hồi tuần trước chính xác là món quà về thương mại mà Bắc Kinh muốn trao tựa quà rút thăm liên quan tới hội nghị.
- Người Trung Quốc có thái độ nước đôi về cách thức các cuộc gặp diễn ra. Phản ứng của họ trước các kêu gọi của Mỹ về việc điều chỉnh tiền tệ rất kiên quyết nhưng khôn khéo.
- Trung Quốc xem mối quan hệ với Mỹ như một phần của một trò chơi lớn hơn. Ngày nay, họ đang chơi trò địa chính trị một cách sáng tạo hơn nhiều so với trước kia. Chuyến công du của Phó Thủ tướng Trung Quốc tới Anh, thông báo một hợp đồng lớn giữa PetroChina và Tập đoàn hóa chất Ineos của Anh, các hợp đồng khác ở Anh trị giá 4 tỷ USD. Trước đó, ông ra thông báo chính phủ Trung Quốc sẽ mua gần 8 tỷ USD trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha, và các hợp đồng trị giá 11,3 tỷ USD cũng được công bố ở Đức. Tất cả cho thấy một khát vọng nhằm cân bằng một cách thận trọng các mối quan hệ của họ ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
Sự hỗ trợ dành cho Tây Ban Nha đã giúp thị trường "dậy sóng" nhờ niềm tin rằng Trung Quốc sẽ làm những gì có thể để yểm trợ cho khu vực đồng Euro. Tất nhiên, điều này cũng đảm bảo rằng đồng tiền của Trung Quốc không trở nên quá mạnh trước đồng Euro để khỏi cản trở xuất khẩu của nước này tới châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
- Mỹ sẽ lấy những gì có thể nhận từ Trung Quốc. Mặc dù Mỹ đưa ra quan điểm của mình về những cân bằng thương mại và tiền tệ, và gần như chắc chắn Washington sẽ nêu lên những quan ngại nhân quyền, Tổng thống Obama đến nay vẫn chưa hề tỏ ý muốn cãi nhau với phía Trung Quốc hoặc muốn một cuộc gặp thù địch.
Ông quá cần Trung Quốc cho các vấn đề Triều Tiên, Iran và các vấn đề kinh tế toàn cầu, và không chỉ ông biết điều đó mà cả người Trung Quốc cũng biết rõ.
Cán cân quyền lực trong mối quan hệ này đã thay đổi một cách đột ngột trong vài năm qua - không nghiêng hoàn toàn về phía Trung Quốc như một số người nghĩ, cũng không cách xa vị trí sức mạnh đáng kể dành cho Mỹ, mà xoay về hướng cân bằng.
* Thanh Hảo (Theo FP)
Đó chính là những gì đang diễn ra trước thềm chuyến công du của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Washington. Ngoại trưởng Trung Quốc đã tới đây từ tuần trước và gặp gỡ những người như Ngoại trưởng Hillary Clinton và cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon, giúp cả hai bên lựa chọn ngôn ngữ về tầm quan trọng của mối quan hệ này, đồng thời đo thử sức ép về chính sách tiền tệ.
Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên, Stephen Bosworth, đã tới Bắc Kinh để tìm kiếm sự tiến bộ trong việc hợp tác nhằm kiềm chế ông Kim (Chủ tịch Triều Tiên). Bộ trưởng Quốc phòng Gates cũng vừa ở Trung Quốc để thúc đẩy sự hợp tác quân sự vốn chịu nhiều sóng gió bởi các hợp đồng bán vũ khí của Washington cho đảo Đài Loan.
Cùng lúc đó, cũng đặc biệt như chuyến thăm này, các thành viên Quốc hội như Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (New York) đang vận dụng quyền lực và cảnh báo rằng Trung Quốc nên thông qua các chính sách tiền tệ "công bằng hơn".
Và đôi lúc, chúng ta còn chứng kiến nhiều động thái khác được đưa ra nhằm phát thông điệp tới phần còn lại của thế giới để đánh giá về bối cảnh của cuộc gặp sắp tới.
Bạn có thể bàn luận rất nhiều về cuộc gặp cấp cao chính thức sắp tới. Thực tế, các giai đoạn trước cuộc gặp mới là thời điểm công việc thực sự được thực hiện với các hội nghị quan trọng nhất được sắp đặt thận trọng tới mức mà hầu như khó có điều gì phát sinh ngoài kế hoạch.
Vậy, chúng ta đã biết được những gì? Dưới đây là một số điểm nhấn:
- Phía Trung Quốc muốn các cuộc gặp diễn ra tốt đẹp. Thông báo cấp phép hoạt động cho hai ngân hàng Mỹ hồi tuần trước chính xác là món quà về thương mại mà Bắc Kinh muốn trao tựa quà rút thăm liên quan tới hội nghị.
- Người Trung Quốc có thái độ nước đôi về cách thức các cuộc gặp diễn ra. Phản ứng của họ trước các kêu gọi của Mỹ về việc điều chỉnh tiền tệ rất kiên quyết nhưng khôn khéo.
- Trung Quốc xem mối quan hệ với Mỹ như một phần của một trò chơi lớn hơn. Ngày nay, họ đang chơi trò địa chính trị một cách sáng tạo hơn nhiều so với trước kia. Chuyến công du của Phó Thủ tướng Trung Quốc tới Anh, thông báo một hợp đồng lớn giữa PetroChina và Tập đoàn hóa chất Ineos của Anh, các hợp đồng khác ở Anh trị giá 4 tỷ USD. Trước đó, ông ra thông báo chính phủ Trung Quốc sẽ mua gần 8 tỷ USD trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha, và các hợp đồng trị giá 11,3 tỷ USD cũng được công bố ở Đức. Tất cả cho thấy một khát vọng nhằm cân bằng một cách thận trọng các mối quan hệ của họ ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
Sự hỗ trợ dành cho Tây Ban Nha đã giúp thị trường "dậy sóng" nhờ niềm tin rằng Trung Quốc sẽ làm những gì có thể để yểm trợ cho khu vực đồng Euro. Tất nhiên, điều này cũng đảm bảo rằng đồng tiền của Trung Quốc không trở nên quá mạnh trước đồng Euro để khỏi cản trở xuất khẩu của nước này tới châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
- Mỹ sẽ lấy những gì có thể nhận từ Trung Quốc. Mặc dù Mỹ đưa ra quan điểm của mình về những cân bằng thương mại và tiền tệ, và gần như chắc chắn Washington sẽ nêu lên những quan ngại nhân quyền, Tổng thống Obama đến nay vẫn chưa hề tỏ ý muốn cãi nhau với phía Trung Quốc hoặc muốn một cuộc gặp thù địch.
Ông quá cần Trung Quốc cho các vấn đề Triều Tiên, Iran và các vấn đề kinh tế toàn cầu, và không chỉ ông biết điều đó mà cả người Trung Quốc cũng biết rõ.
Cán cân quyền lực trong mối quan hệ này đã thay đổi một cách đột ngột trong vài năm qua - không nghiêng hoàn toàn về phía Trung Quốc như một số người nghĩ, cũng không cách xa vị trí sức mạnh đáng kể dành cho Mỹ, mà xoay về hướng cân bằng.
* Thanh Hảo (Theo FP)