Khi Putin trở thành Tổng thống vào năm 1999, vào thời điểm mà nước Nga còn chìm ngập trong một mớ rắc rối, có người nửa đùa nửa thật gọi đó là do "bàn tay của Chúa" can thiệp vào bối cảnh chính trị.


Thủ tướng sắp mãn nhiệm Vladimir Putin, người sẽ trở lại làm Tổng thống Nga vào tháng 5 tới.
Chỉ đến khi Boris Yeltsin trở thành "người lãnh đạo đúng đắn vào đúng lúc cần thiết", Putin vươn lên nắm quyền vào đúng thời điểm mà nước Nga đã hoàn toàn quỵ gối về mặt kinh tế, xã hội và chính trị. Nước Nga vô cùng cần tới - và đã có - một cá nhân đầy đủ phẩm chất để lãnh đạo đất nước ra khỏi những Ngày-Tồi-Tệ của mình.

Mặc dù toàn bộ tình hình tại Nga đã thay đổi mạnh mẽ suốt hơn thập kỷ qua, sẽ là sai lầm nếu như nghĩ rằng điều đó có được là do đất nước này tràn ngập những Simpsons, Starbucks và các khu trung tâm mua sắm, mọi việc với các quốc gia láng giềng vẫn ổn. Nước Nga vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi đám rắc rối đó. Chưa bao giờ thực sự thoát khỏi.

Trước tiên, điều đó rất quan trọng để nhớ lại tình hình nước Nga khi đó nghiêm trọng thế nào khi Putin lên cầm quyền. Ông đã được "kế thừa" quyền lực trong bối cảnh mà những người Tự do bán cả đất nước này cho những người trả giá cao nhất, khi tài nguyên thiên nhiên của đất nước đổ vào túi riêng của số rất rất ít người. Cuộc mua bán này diễn ra vào thời điểm không thể nào tệ hơn được nữa.

Những sai lầm dưới thời Yeltsin chỉ được lật ngược lại khi Putin "quét sạch" những nhà tài phiệt khỏi Kremlin khi ông lên cầm quyền. Dường như quá nhiều người đã quên đi hoặc đánh giá thấp tầm quan trọng của "động thái" này.

Trên thực tế, nếu như không có kiểu "bố trí lại các bàn cho ngay ngắn", nước Nga có thể đã là một quốc gia khác xa so với hiện nay, và tất nhiên không theo nghĩa khả quan hơn. Còn với những người nhún vai coi khinh chiến thắng của ông Putin trước những nhà tài phiệt, họ đã không thể chỉ ra được có bao nhiêu lãnh đạo trên thế giới này có thể trỗi dậy trong chiến thắng trong cuộc đấu cuối cùng chống lại giới chóp bu tài chính trong thời gian gần đây. Câu trả lời đơn giản là "không một ai".

Nhưng tất cả những điều đó đã là dĩ vãng. Nước Nga đang ở trong một vị thế mới, và thế giới cũng vậy. Có thể nhiều người đã và đang nghĩ rằng ông Putin nên có cử chỉ "lịch thiệp" là rút lui một cách êm ả khỏi chính trường.

Tuy nhiên, trong bối cảnh những đe dọa hiện nay mà đất nước Nga đang phải đối mặt, một quyết định như vậy lại có thể là một sai lầm. Mặc dù các thách thức đặt ra trước nước Nga rất khác so với những gì mà họ phải trải qua hồi những năm 90, điều này không có nghĩa là những thách thức đó ít "điềm dữ" hơn.

Trên thực tế, tình hình này đòi hỏi một chính trị gia lão luyện và dày dạn với một tầm hiểu biết sâu sắc với những gì đang thật sự đe dọa đất nước mình.

Về phương diện quan hệ thế giới, giờ đây mối đe dọa lớn nhất mà Nga đang phải đối mặt liên quan tới quan hệ với Mỹ và thế giới phương Tây.

Sau khi Mỹ bị "tổn thương" từ vụ tấn công khủng bố 11/9, có điều gì đó đã xảy ra và tác động tiêu cực tới tâm lý của người dân Mỹ, về cách họ ứng xử với những đối tượng bị nghi là có liên quan tới "khủng bố". Từ "khủng bố" trở thành một cụm từ được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Những vấn đề như quan hệ của Mỹ với Cuba hoặc Iran vẫn chưa tìm được cách giải quyết phù hợp.

Vậy thì điều này có can hệ gì tới Vladimir Putin? Rất đơn giản, bởi vì ông tạo ra một sự cân bằng cần thiết trong chính trị toàn cầu vốn đang rất thiếu hụt trong lúc này. Hãy nhìn cách ông làm với nhưng nhà tài phiệt, ông cũng là lãnh đạo duy nhất trên thế giới bày tỏ báo động với những hành động ngày càng mang tính đơn phương và tham chiến trên toàn cầu. Một lập trường như vậy không thể chỉ nhìn nhận đơn giản là tư tưởng "chống Mỹ" như kiểu các nhà bình luận hay bóp méo, nhưng đó thật sự là những chỉ trích mang tính xây dựng.

"Tôi tin rằng mô hình đơn cực không những không thể chấp nhận được, mà còn không khả thi trong thế giới hiện nay" - ông Putin nói trong Hội nghị Chính sách An ninh tại Munich hồi tháng 2/2007. "Ngày nay chúng ta phải chứng kiến việc sử dụng các lực lượng một cách vô tội vạ - như lực lượng quân sự - trong quan hệ quốc tế, lực lượng này đang đẩy cả thế giới vào vực thẳm của những cuộc xung đột dai dẳng".

"Tất nhiên, một đất nước đầu tiên và trước nhất là Mỹ đã vươn ra khỏi biên giới của nước họ theo mọi cách. Điều này có thể nhận thấy rõ trong kinh tế, chính trị, văn hóa và các chính sách giáo dục mà họ áp đặt lên các quốc gia khác. Vậy thì, ai thích thú với điều này? Ai vui mừng vì nó?" - Putin đặt câu hỏi tới những người tham dự đang rõ ràng cảm thấy khó chịu.

Phải chăng Putin bị phương Tây và Mỹ "ghét" vì ông là lãnh đạo duy nhất đã lên tiếng lo ngại về "siêu cường" Mỹ.

Một nước Nga yếu chắc chắn là một viễn cảnh tệ hại không chỉ cho riêng nước Nga, mà còn với cả thế giới. Bởi một nước Nga yếu trong các vấn đề toàn cầu chỉ khiến mở cánh cửa rộng hơn cho hàng loạt các vấn đề diễn tiến theo chiều hướng ngoài sức tưởng tượng. Cùng lúc đó, một nước Mỹ không có những ý kiến phê bình nhằm cân bằng lại các sáng kiến chính sách đối ngoại của họ không có lợi cho thế giới.

Đó có thể là những lý do mà đa phần người dân Nga cần tới sự "ổn định" và "phát triển" đã lựa chọn Putin.

  • Lê Thu (theo RT)