Một lần nữa, một cuộc chiến chống lại một quốc gia Hồi giáo đang dần thành hình hài. Lần này, đó là Iran.

Những lời dọa dẫm về chiến tranh đã dền dứ suốt hàng tháng qua, và khi Tổng thống Barack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thì khả năng chiến tranh trở nên rõ nét hơn. Và mục tiêu là Iran.

Với một cuộc chiến kết thúc không như mong muốn ở Iraq, một thất bại còn tệ hại hơn ở Afghanistan án ngữ trước mặt, ông Obama giờ đang bị hút vào cuộc xung đột với Iran. Ông biết rõ rằng điều này có thể mở ra hàng loạt hậu quả khôn lường tại khu vực Trung Đông đầy bất ổn. Điều này chắc chắn sẽ đẩy giá dầu lên cao chất ngất và suy thoái trở lại, và xóa sạch cơ hội tái đắc cử của ông. Ông cũng hiểu rõ ràng nếu như Israel "đơn thương độc mã" trong cuộc chiến này, điều đó cũng không có nghĩa là Mỹ sẽ không bị thế giới Hồi giáo chỉ trích, đơn giản vì Mỹ là đồng minh của Israel.

Israel cũng làm rõ một điều rằng, cho dù họ muốn Mỹ đánh bom các cơ sở hạt nhân của Iran, họ vẫn chuẩn bị sẵn tư thế tiến hành một việc nếu cần. Thực tế, Israel đang nói với Mỹ rằng: nếu như anh không thể cùng tham gia với tôi, thì ít nhất cũng đừng gây trở ngại cho tôi trong những việc mà tôi nghĩ rằng hoàn toàn cần thiết để ngăn chặn hay là trì hoãn bước tiến của Iran đến với vũ khí hạt nhân. Anh có thể tác động để trì hoãn thêm thời gian nếu như các lệnh trừng phạt của anh có tác dụng. Nhưng chúng tôi có rất ít thời gian vì nếu tôi chờ đợi thêm thì các có sở hạt nhân của Iran sẽ được đặt khắp nơi, và ở sâu trong lòng đất, và lúc đấy thì vũ khí của chúng tôi sẽ chẳng có tác dụng gì nữa.

Còn đây là thông điệp của Mỹ muốn nói với Israel: Anh chỉ có thể trì hoãn việc Iran có bom hạt nhân, chứ không thể ngăn được việc này, và một khi anh tấn công thì Iran sẽ trở thành nạn nhân, khiến cho những người bị chia rẽ cùng đoàn kết lại, và rồi tất cả đồng loạt lên tiếng vì vụ tấn công. Chúng tôi không tin rằng Iran đã đưa ra quyết định cuối cùng về việc nên hay không nên quân sự hóa chương trình hạt nhân của họ.

Israel lại nói với Mỹ rằng: Đừng coi thường sức mạnh từ thời gian trì hoãn đó. Khi chúng ta tôi công các cơ sở hạt nhân của Iraq vào năm 1981, sự trì hoãn đó tốn của chúng ta và cả thế giới hàng năm trời. Gần đây hơn, chúng tôi tấn công cơ sở chế tạo bom của Syria và bây giờ thì tình hình ở Syria đã hoàn toàn khác.

Giữa Mỹ và Israel có thể có bất đồng về bản chất của mối đe dọa (mà Iran mang lại đối với họ). Israel có khả năng đánh chặn khá tốt với vài trăm vũ khí hạt nhân. Mối đe dọa chỉ thực sự hiện hữu nếu như mọi người tin rằng Iran cuồng tín đến mức sẵn sàng đánh đổi cơ sở hạt nhân của mình chỉ nhằm tấn công Israel.

Nhiều người ở Israel nói rằng điều mà Mỹ, Israel và nhiều quốc gia Ả Rập dòng Sunni đều nhất trí rằng: một quả bom được sản xuất ở Iran có thể gây nên tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân trên khắp khu vực. Vua Abdullah của Ả Rập Xê Út đã hối thúc Mỹ ngăn chặn Iran có hạt nhân, ông cũng làm sáng tỏ một điều là: nếu Iran có vũ khí hạt nhân, Ả Rập Xê Út cũng phải có. Ai Cập và thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng có quan điểm tương tự. Nhưng vấn đề lại như một người Ai Cập từng nói với người viết rằng: "Iran vẫn còn có những quan điểm kiềm chế xung quanh quả bom hạt nhân. Nhưng còn tại Ả Rập Xê Út, nếu như nhà vua đã nói phải đánh bom một ai đó, sẽ chẳng có những bàn tay tương tự [như ở Iran] để kéo tay nhà vua khỏi cò súng".

Trong phân tích cuối cùng, Israel đang nói với Mỹ rằng: Nếu chúng tôi nhất trí không tấn công Iran, và nếu chúng tôi chờ quá thời gian mà chúng tôi có thể chờ, anh phải hứa rằng sẽ tham gia với chúng tôi và tiến hành việc đó [tấn công] khi mà các lệnh trừng phạt và các biện pháp gây sức ép khác không có tác dụng gì.

Trong bài phỏng vấn với tờ tạp chí Atlantic, ông Obama có vẻ như đã nói về điều này. "Tôi nghĩ rằng cả chính quyền Iran và Israel đều hiểu rằng khi Mỹ nói rằng họ không chấp nhận việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, thì chúng tôi đã nói ra những điều cần nói" - Tổng thống Mỹ nói. Ông muốn ám chỉ rằng một "phương án quân sự" chỉ có thể là giải pháp cuối cùng.

Tất nhiên là nước Mỹ, cùng với những pháo đài bay B52 và các loại bom phá boongke siêu đẳng có thể thực sự là mối đe dọa lâu dài đối với Iran, vì họ có thể tiến hành các cuộc đột kích kéo dài hàng tuần và hàng tháng. Israel thì chỉ có khả năng chừng mực, và sẽ không thể gây ra thiệt hại gì nhiều đối với Iran.

Để tới được Iran, Israel phải bay qua Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc Jordan, hoặc Ả Rập Xê Út - Iraq chẳng có cách gì cưỡng lại được. Nhưng thậm chí nếu như một trong ba nước trên bị thuyết phục và có cách nhìn khác về việc đột kích, thì Israel rất khó có được sự chấp thuận để tự do bay qua không phận của họ. Điều này cũng có nghĩa là Israel có thể cùng với phương Tây đơn phương tiến hành tấn công, và phải hứng chịu các hậu quả khôn lường khi tiến hành chiến tranh chống lại Iran, trong khi Iran sẽ chẳng hề hấn gì nhiều và rõ ràng là không bõ công.

Do vậy, phương án tối ưu nhất với Israel luôn là lôi cả Mỹ vào cuộc - có được sự đảm bảo của Mỹ rằng họ sẽ sử dụng lực lượng của mình nếu như Israel bắt tay với họ. Đây cũng là điều mà cựu Thủ tướng Israel Ehud Olmert từng cố gắng nhưng đã thất bại với cựu Tổng thống George W. Bush. Và đây cũng là cách mà ông Netanyahu đang áp dụng với ông Obama vốn đang tỏ ra rất miễn cưỡng.

Và cuối cùng thì, nếu như Israel tin chắc rằng Iran thực sự là mối đe dọa đối với sự sống còn của họ, vậy thì tại sao họ không cố gắng tránh dùng tới vũ khí hạt nhân của mình trong một cuộc tấn công phủ đầu? Tuy nhiên, đây lại là điều chẳng ai muốn nhắc tới.

Lê Thu (theo GP)

Cơ quan giám sát hạt nhân LHQ "báo động" về Iran
Iran đã tăng gấp ba sản lượng hàng tháng uranium giàu ở cấp độ cao và cơ quan giám sát hạt nhân LHQ đã bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về quy mô quân sự có thể có của các hoạt động hạt nhân Tehran.
 
Mỹ, Israel định dùng vũ khí nào tấn công Iran?
Hôm nay, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel sẽ họp bàn việc dùng loại vũ khí nào để tấn công các cơ sở hạt nhân ngầm của Iran.
 
Obama: Tấn công phủ đầu Iran có thể phản tác dụng
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết không thể chấp nhận được việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng cảnh báo rằng một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào nước này có thể phản tác dụng.