Khi còn trẻ, Mitt Romney được phái tới Pháp như một nhà truyền giáo để tìm cách cải đạo cho giáo hội Mormon ở Mỹ, giáo phái vốn cấm cà phê, thuốc lá và rượu. Rõ ràng, Mitt Romney không phải người xa lạ với các thách thức.



Hiện giờ, nhà cựu tư bản thương mại đồng thời là Thống đốc bang Massachusetts đang làm việc vì một nỗ lực đầy tham vọng khác - theo đuổi giấc mơ trở thành Tổng thống Mỹ. Theo một ước tính, Mitt Romney đã chi hơn 40 triệu USD tiền riêng và tổng số hơn 200 triệu USD.

Ông Mitt Romney ra tranh cử lần đầu vào năm 2008 và đã tiến xa tới ngày Siêu thứ ba - ngày được coi là bước ngoặt truyền thống trong tranh cử. Sau khi các đảng phái ở Mỹ tổ chức các cuộc bầu chọn sơ bộ ở các bang để chọn một ứng viên Tổng thống, ngày Siêu thứ ba là thời điểm một loạt bang sẽ cùng tổ chức bầu chọn sơ bộ. Đảng Cộng hòa đã tổ chức 21 cuộc bầu chọn trong cùng 1 ngày hồi cách đây 4 năm. Romney thời điểm đó thể hiện không tốt và đã bị loại.

Hiện giờ, Mitt Romney đang tranh cử Tổng thống lần hai. Ngày Siêu thứ ba trong năm 2012 có số lượng bang bầu cử ít hơn 2008 và có kết quả khác. Romney thắng 6 trong tổng số 10 cuộc bầu chọn sơ bộ diễn ra vào ngày Siêu thứ ba diễn ra hôm 6/3. Đối thủ kề cận nhất của ông Romney là cựu thượng nghị sĩ Pennsylvania Rick Santorum giành được 3.

Romney đã từ lâu được coi là ứng viên có triển vọng thành công nhất trong số các ứng viên đảng Cộng hòa vì chất lượng chiến dịch tranh cử của ông, vốn được tổ chức tốt và có tài chính dồi dào. Trong những ngày trước thềm Siêu thứ ba, những người ủng hộ Mitt Romney đã chi một số tiền gấp 4 lần số tiền những người ủng hộ các ứng viên khác chi ra để quảng cáo truyền hình

Romney được coi là người có nhiều tiềm năng trở thành ứng viên Tổng thống chính thức của đảng Cộng hòa nhất, người sẽ đấu với Tổng thống Barack Obama trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới. Dù vậy, ứng viên này vẫn biết rằng con đường của ông vẫn còn dài.

"Chúng ta đã bước thêm một bước tiến tới khôi phục cam kết của Mỹ", Romney phát biểu trước những người ủng hộ vào tối 6/3. "Ngày mai chúng ta thức dậy và sẽ khởi động lại. Và ngày tiếp theo cũng vậy. Cứ như vậy, từng ngày, từng bước, từ cánh cửa này tới cánh cửa khác, từ trái tim này tới trái tim khác".

Tuy nhiên, đó chỉ là câu nói. Trái tim của các cử tri đảng Cộng hòa không phải đều hướng tới ứng viên này. Dù được sự ủng hộ của những người Cộng hòa ở phố Wall và nhiều nhân vật hàng đầu khác trong đảng, những người chuyên thăm dò ý kiến và những tay trong ở đảng Cộng hòa đều cho rằng Romney vẫn chưa có được sự ủng hộ rộng khắp từ nhiều đảng viên Cộng hòa bình thường.

Romney không phải là một triệu phú tốt nghiệp ở Harvard, mà được coi là một chính trị gia trung hòa. Romney nỗ lực kết nối với các đảng viên Cộng Hòa có quan điểm bảo thủ hoặc khả năng khiêm tốn. Các nhân vật theo đạo Cơ đốc thuộc phái Phúc Âm là một nhân tố có ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa và nhiều người không coi những người thuộc giáo hội Mormons - là người thuộc giáo hội Cơ đốc. 

Để có được sự đề cử là ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, một ứng viên phải có sự ủng hộ của ít nhất 1.144 đại biểu tại cuộc họp toàn quốc của đảng vào tháng 8. Theo ước tính không chính thức và chưa đầy đủ của CNN sau ngày Siêu thứ ba (ngoại trừ kết quả ở Alaska), Romney có được sự phê chuẩn của 396 đại biểu, Santorum đứng kế tiếp với 158, tiếp theo là cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich 103 và hạ nghĩ sĩ Ron Paul có 60. Còn nhiều tháng nữa với nhiều cuộc bầu cử sơ bộ phía trước và không giống ngày Siêu thứ ba cách đây 4 năm, cuộc đua tranh hôm qua không đẩy một ứng viên nào lên phía trên hoặc đánh bật một người nào đó.

Cuộc đua giành đề cử năm nay của đảng Cộng hòa cho thấy nó tiêu tốn nhiều tiền của hơn, tồi tệ hơn và gây chia rẽ trong nội bộ đảng nhiều hơn dự đoán. Romney đang dẫn trước nhưng không thắng ngay lập tức và tất cả những đối thủ của ông này đều cho rằng có thể chặn bước Romney.

  • Hoài Linh (Theo CNN)