Trong 10 năm tới, Mỹ có thể thiếu hụt 200.000 bác sĩ. Hiện giờ, cứ 4 bác sĩ làm việc ở Mỹ thì có 1 người được đào tạo tại một trường y ở nước ngoài.


Đó không phải là một cái chết bình thường. Kunji Desai, một bác sĩ trẻ tập sự tại Bệnh viện thực hành của trường đại học Y ở Lusaka, Zambia đã chứng kiến nhiều trường hợp tương tự như vậy. Tuy nhiên, cái chết đó đã làm thay đổi mọi kế hoạch của Desai. "Một thanh niên bước vào và anh ta bị một vết thương do dao đâm ở bụng. Thủng ruột", Desai nhớ lại. Cuộc phẫu thuật bị hoãn và vết thương bắt đầu nhiễm trùng. "Bất kể thứ gì anh ta ăn đều thoát khỏi dạ dày". Một chế độ ăn uống được kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp vết thương của bệnh nhân lành lại song không có một chuyên gia dinh dưỡng nào ở viện, cũng không có một ống truyền dinh dưỡng lỏng nào cho người bệnh. 'Anh ta cứ khô héo dần và chỉ nặng 45kg lúc chết".

Người đàn ông đó trong độ tuổi 30 và vợ, con anh ta phải tự lo cho mình. Đó là năm 2004 và lúc đó Desai đang làm việc tại một bệnh viện không được đầu tư, thiếu hụt nhân viên trong suốt 1,5 năm. Ngân hàng máu của bệnh viện thường cạn máu và phòng thí nghiệm thì không đáng tin. Các bệnh nhân thường nghèo tới mức Desai sẽ phải bỏ tiền túi ra để trả những xét nghiệm ở phòng thí nghiệm tư nhân. Một ngày, Desai về nhà trong cảnh nước mắt tuôn trào sau khi không cứu nổi một bé trai sinh thiếu tháng. Khi người đàn ông bị đâm qua đời - chồng chất thêm những cái chết có thể ngăn chặn được, Desai phải nhắc nhở bản thân rằng, bệnh viện công tốt nhất trong nước cuối cùng cũng không thể chống đỡ được gánh nặng.

"Chúng ta giả vờ là các bác sĩ", Desai, 35 tuổi, nói khi chúng tôi lần đầu tiên gặp gỡ. Cuộc gặp diễn ra tại quán ăn tự phục vụ của trường đại học ở Newark và Desai đang rửa tay sau ca làm việc 30h. Desai nói về những gì đã chứng kiến ở Lusaka theo cách mà các cựu binh đôi khi nói về trận chiến. "Tôi thực sự đã làm những gì ư? Làm cho mình cảm thấy hạnh phúc? Không".

Là một bác sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, Desai tưởng tượng rằng mình sẽ phát triển sự nghiệp ở Zambia, phục vụ cho những người đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, trong nhiều tháng ở bệnh viện, Desai thấy mình mơ tưởng viển vông về một cuộc sống khác - là một bác sĩ tại Mỹ. Và năm 2004, khi kết thúc thời gian thực tập, Desai nghỉ việc ở bệnh viện và bắt đầu học để thi tuyển vào vị trí tập sự tại một bệnh viện Mỹ. Cho dù làm như vậy, Desai vẫn tự nhủ rằng sau khi kết thúc thời gian ở Mỹ, anh sẽ quay lại Zambia. Desai biết rằng người Zambia đang chịu những cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất thế giới và các bác sĩ Zambia có xu hướng rời bỏ đất nước và không bao giờ hồi hương. "Sau thời gian đào tạo tại Mỹ, tôi hy vọng trở lại Zambia và làm việc tại nơi cần tôi nhất - khu vực nông thôn", Desai viết trong bản tự thuật khi nộp đơn xin việc ở Mỹ vào năm 2005. "Tôi là người Zambia và tôi hứa sẽ cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho dân Zambia".

Hai năm nữa kể từ bây giờ, Desai sẽ là bác sĩ phẫu thuật đầy đủ trình độ ở Mỹ. Desai có một vợ và con gái (trước khi tới Mỹ Desai chưa có vợ, con) và một khi có đủ tư cách bác sĩ, Desai có thể kiếm khá tiền, lương trung bình của một bác sĩ phẫu thuật ở New Jersey là 216.000 USD/năm. Tại bệnh viện lớn ở Lusaka, nơi Desai làm việc, lương một bác sĩ phẫu thuật là 24.000 USD/năm. Câu hỏi nhức nhối mà Desai đặt lại vào tâm trí khi tới Mỹ lại nổi lên và gây khó: Liệu Desai có thực sự hoàn thành được lời hứa với chính bản thân và đất nước?.

Khi chúng tôi ngồi trong quán ăn tự phục vụ, tôi gợi ý rằng nếu Desai quay lại Zambia, anh sẽ được coi như một người hùng trở về. Desai là một người đàn ông lịch sự và nhã nhặn nhưng cũng không thích bị chỉ trích khi phát hiện ra lỗi của mình. Trong trường hợp này, mục tiêu của Desai là chính anh ta. Người đàn ông này nhìn vào bàn và nói: "Những người hùng chính là những người ở lại. Họ không bỏ đi, họ không chạy trốn".

Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, Mỹ trả nhiều tiền nhất và đưa ra cơ hội lớn nhất cho những nhân tài hàng đầu. Các cầu thủ bóng đá giỏi nhất Nam Mỹ thường di cư sang châu Âu, nơi lương cao hơn và các giải đấu được quan tâm nhiều hơn ở Brazil hoặc Argentina. Nhiều lao động công nghệ cao hàng đầu từ Ấn Độ và Trung Quốc tới Mỹ để làm việc cho câc công ty sở tại. Và tại Mỹ, với mức lương cao và sự cách tân công nghệ, hiện là nam châm mạnh nhất thế giới với các bác sĩ, mỗi năm Mỹ thu hút nhiều bác sĩ hơn hẳn Anh, Canada và Australia - đích đến được ưa chuộng của nhiều bác sĩ di cư - cộng lại.

Hội đồng cung cấp Y tá và Bác sĩ ước tính, trong 10 năm, Mỹ có thể thiếu hụt 200.000 bác sĩ. Hiện giờ, cứ 4 bác sĩ lại có 1 người làm việc tại Mỹ là được đào tạo tại một trường y ở nước ngoài (gồm cả một số bác sĩ Mỹ học trường Y ở ngoại quốc). Các trường Y của Mỹ đang đào tạo ra nhiều người hơn nhưng nhiều người trong số họ sẽ trở thành các chuyên gia, đối tượng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Nhu cầu về bác sĩ chăm sóc thời gian đầu vẫn cao, làm cho nhu cầu về bác sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài vẫn dai dẳng.

Dù vậy, trong trường hợp khó xảy ra là các trường y ở Mỹ đào tạo ra nhiều bác sĩ đa khoa hơn thì không có gì ngoại trừ luật pháp mới có thể ngăn các bệnh viện Mỹ tuyển chọn những bác sĩ trẻ hứa hẹn nhất mà thế giới đang chào mời họ, Laurie Garrett, một thành viên của Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết. "Nếu bạn có vô số lựa chọn từ khắp thế giới, tại sao bạn chỉ lấy mỗi người Mỹ. Trong một tương lai gần, mỗi nhà cung cấp y tế, từ các cơ sở ở trường Havard tới các phòng khám địa phương tại sa mạc Ethiopia, cạnh tranh với nhau để lấy các tài năng y tế thì người chiến thắng là người nhiều tiền".

Còn tiếp

    Hoài Linh (Theo NY Times)