Triều Tiên đã mời Cơ quan Năng Lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA trở lại Bình Nhưỡng, ba năm sau khi trục xuất thanh sát viên hạt nhân của Liên Hợp Quốc ra khỏi các cơ sở hạt nhân của mình.
TIN BÀI KHÁC:
Chợ vũ khí chôm chỉa của NATO tấp nập ở Pakistan
Hận thù đe dọa các dòng họ giàu nhất châu Á
Phát ngôn viên IAEA Gill Tudor cho biết IAEA đã nhận được thư mời của Triều Tiên vào hôm thứ Sáu (16/3), cùng ngày Bình Nhưỡng tuyên bố kế hoạch thử tên lửa bằng việc phóng một vệ tinh, động thái mà Washington cho rằng có thể đe dọa tới một thỏa thuận tạm ngừng hạt nhân mới đạt được với Mỹ hồi tháng trước.
Thông báo của IAEA về lời đề nghị từ Triều Tiên được đưa ra vài giờ sau khi ông Ri Yong Ho, phái viên hạt nhân của Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng đã gửi lời mời tới IAEA như một phần trong việc thi hành thỏa thuận tạm ngừng.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland cho biết, Washington không được biết về lời mời chính thức của Triều Tiên tới IAEA nhưng bà cũng cho rằng đây là một động thái tích cực, đồng thời nhắc lại sự e dè của Mỹ về kế hoạch phóng vệ tinh.
Trước đó, Mỹ đã ra một thỏa thuận viện trợ hàng trăm tấn lương thực cho Triều Tiền để trong chương trình trao đổi tạm ngừng các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân cũng như đình chỉ hoạt động các lò phản ứng hạt nhân tại Yongbyon.
Thỏa thuận cũng mở ra con đường cho các thanh sát viên IAEA về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, vốn không được kiểm soát từ khi đất nước này yêu cầu các chuyên gia IAEA tại các lò phản ứng rời đi và khởi động lại các hoạt động nguyên tử của mình cách đây 3 năm.
IAEA không tiết lộ về điều khoản của lời mời tới thăm Triều Tiên, bao gồm liệu họ có liên quan tới một cuộc thảo luận trong nước-những gì các chuyên gia IAEA có thể thực hiện được tại một cơ sở hạt nhân hay chỉ ra những gì mà các thanh sát viên hạt nhân của LHQ sẽ làm tại đó không.
"Vẫn chưa có gì được quyết định"-Tudor, phát ngôn viên IAEA cho biết. "Chúng tôi sẽ thảo luận với CHDCND Triều Tiên và các bên liên quan về nội dung của chuyến thăm"-bà nói.
Triều Tiên vẫn chịu lệnh trừng phạt cứng rắn của Liên Hợp Quốc, vốn bị thắt chặt vào năm 2009 khi quốc gia Đông Bắc Á này tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần hai và phóng tên lửa tầm xa. Cuối năm 2010, Bình Nhưỡng tiết lộ một cơ sở làm giàu uranium có thể cung cấp cho Bắc Triều Tiên lộ trình thứ hai để sản xuất vũ khí hạt nhân ngoài chương trình dựa trên plutonium tại các lò phản ứng.
Hôm 16/3 vừa qua, Triều Tiên đã tuyên bố sẽ phóng một vệ tinh quan sát vào vũ trụ trên một tên lửa mới như một phần trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Thỏa thuận tạm ngừng các hoạt động hạt nhân giữa Triều Tiên và Mỹ tại thời điểm này như một bước tiến đầy hứa hẹn cho mối quan hệ tốt hơn giữa Washington và Bình Nhưỡng cũng như tiến trình hướng tới khởi động lại cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Sầm Hoa (Theo AP)