Đợt bom bay cuối cùng được thả là vào ngày 1/9, trước khi quân Đức rút lui.
Bom V1 |
Một tuần sau đó, chính quyền Thủ tướng Churchill đã công bố trước công chúng rằng “trận chiến ở London đã kết thúc“. Trong tâm trạng hân hoan đó, có một điều không được nói ra đó là một số người đã biết rằng Hitler có loại vũ khí còn hiểm ác hơn như thế trong tay.
Tất cả các cuộc tranh cãi nảy lửa trước đó về việc liệu vũ
khí của Đức là bom bay hay là một loại pháo không có đích cụ thể. Trên thực tế,
Đức đã phát triển cả hai loại đó.
Vũ khí hiểm ác mà Hitler dành tặng nước Anh
Trước khi tấn công vào London, đã có rất nhiều tin đồn về loại bom bay, và Hitler còn
không hề giấu giếm việc ông ta có một thứ vũ khí siêu hạng có thể “buộc Anh quốc
phải ngã gục”.
|
Anh đều đã biết về việc này khi có các bằng chứng về sự tồn tại của loại vũ khí này xuất hiện từ tháng Sáu. Một vụ thử nghiệm tên lửa của Đức đã được tiến hành và rơi ở Thụy Điển.
Các báo cáo gửi từ Ba Lan cũng nói về các cuộc thử nghiệm tại đây.
Một hạ sĩ Đức Quốc xã bị bắt tại Pháp từng làm việc về loại bom này và đã để lộ tin tức với các điều tra viên.
Khi ghép nối các thông tin về mối đe dọa này, các chuyên gia lại tiếp tục cãi nhau về chủng loại, kích thước, nhiên liệu, đầu đạn, và các lập luận y như trước. Có một điều mà họ đồng thuận với nhau: đó là loại vũ khí này chưa thể sử dụng để tấn công.
Nhưng trên thực tế lại ngược lại. Đầu giờ chiều ngày 8/9, một quả pháo đã được phóng đi từ đoạn ngã tư một ngoại ô ở Hà Lan, khu vực này vẫn bị Đức Quốc xã chiếm đóng.
Nó bắn thẳng lên tầng bình lưu rồi sau đó tạo nên một cung lửa điện nhằm thẳng hướng London. Sáu phút sau khi bắn, nó đâm trúng vào phố Chiswick, khiến 3 người thiệt mạng và tạo ra một hố sâu hoắm.
Còn trên mặt báo ngày hôm sau, đây lại bị coi là một vụ nổ đường ống khí đốt. Thông tin này đã bị kiểm duyệt trên các báo.
Tuy nhiên về phía chính quyền, họ hiểu rằng họ lại nằm trong đường bom rơi lần nữa khi nhìn vào thực tế. Chỉ vài giờ sau khi cuộc chiến ở London đáng ra phải kết thúc, thì nó lại tái diễn với một loại vũ khí thậm chí còn nguy hiểm hơn trước.
Trên mặt đất, bom V-2 rất dễ di chuyển và hầu như không thể nắm bắt. Còn khi nó được phóng lên không gian, không gì có thể chặn được. Đơn giản vì loại bom này bay quá nhanh. Đây là một thứ vũ khí mà chẳng gì có thể đối chọi được.
Người London chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc cứ phải hứng chịu các những điều tồi tệ nhất trút xuống đầu họ. Vào tháng 11, có 186 người đã thiệt mạng tại New Cross, đông nam London. Vào tháng 3/1945, 110 người thiệt mạng tại chợ thịt Smithfield.
Loại pháo này mang theo khối chất nổ nặng 1 tấn, tương đương với các loại bom bay. Trên thực tế, loại pháo V-2 này có sức công phá không hơn gì so với V-1.
Và cũng không có quá nhiều loại bom này rơi xuống London, trung bình khoảng từ 4-7 quả mỗi ngày.
Berlin nói rằng London đã bị san thành bình địa bằng bom V-1. “Trung tâm thành phố London nằm trong đống đổ nát. Tất cả các tòa nhà nằm cách rạp xiếc Piccadilly trong vòng 500m đều bị tàn phá”.
Nhưng sự thật không phải vậy.
Cuối cùng, chiến dịch bom V-2 đã bị đuối dần khi quân Đồng minh đổ bộ vào Đức. Trong suốt 7 tháng, 1400 quả pháo đã rơi xuống London, khiến 2754 người thiệt mạng và 6500 người bị thương.
Hitler là người muốn dùng V-1 và V-2 để buộc nước Anh phải gục ngã.
Dù cho mỗi người London thiệt mạng đều rất đáng tiếc, nhưng như các quan chức quân đội ở London đã đánh giá, các vụ tấn công này ở “quy mô nhỏ” và “không đáng kể về mặt quân sự”.
Thực tế lịch sử cho thấy tham vọng của Hitler về loại vũ khí bí hiểm có thể khuất phục nước Anh rốt cuộc chỉ là một sự ảo tưởng.
- Lê Thu (theo Daily Mail)