Trong suốt nhiều thế kỷ, tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Iran (trước kia là Ba Tư) phải đối mặt lại đảm bảo cho sự tồn tại và tự chủ của họ trước các cường quốc trong khu vực như Đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Cho dù luôn yếu hơn so với các đế chế lớn hơn này, Iran vẫn tồn tại vì ba lý do chính: địa lý, các nguồn lực và ngoại giao.

Hải quân Iran tập trận trên biển

Quy mô và diện tích có núi non rất lớn khiến cho các đội quân muốn chiếm đánh Iran đều gặp phải khó khăn và nguy hiểm. Iran cũng có thể triển khai lực lượng bẻ cong các đợt tấn công trong khi vẫn có thể khẳng định được sức mạnh của mình. Cùng lúc, Tehran cũng duy trì các nỗ lực ngoại giao khôn khéo.

Sự thâm nhập của các đế chế châu Âu vào trong khu vực này đã pha trộn mọi khó khăn của Iran trong thế kỷ 19, cùng với việc Anh tiến vào khu vực phía tây Iran là Iraq và bán đảo Ả Rập sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ I. Điều này trùng khớp với một cuộc chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu sang một hệ thống dựa trên dầu mỏ. Sau đó cũng như bây giờ, khu vực này là nguồn dầu mỏ chính của cả thế giới.

Khi Anh có quyền lợi trong khu vực này, thì tầm quan trọng của dầu với tư cách là nền tảng cho sức mạnh công nghiệp và quân sự đã khiến cho những lợi ích này trở nên cấp thiết. Sau chiến tranh thế giới II, Mỹ và Liên Xô trở thành các cường quốc ngoài khu vực có khả năng và mong muốn gây ảnh hưởng trong khu vực này, nhưng chiến lược cơ bản của Tehran vẫn không có gì thay đổi. Iran đã phải đối mặt với các mối đe dọa trong khu vực và trên toàn cầu mà họ phải lựa chọn giữa né tránh hoặc thỏa hiệp. Và cũng vì dầu lửa, cường quốc toàn cầu không muốn mất đi quyền lợi của mình trong khi các cường quốc khu vực lại không có phương án nào cho việc mất đi lợi ích.

Cho dù là quốc vương hay lãnh tụ tinh thần tối cao trị vì, thì chiến lược của Iran cũng vẫn vậy: khiến kẻ thù nản lòng vì địa lý tự nhiên, cùng với lực lượng phòng thủ và linh hoạt trong ngoại giao. Nhưng ẩn dưới thực tế này lẩn khuất một quan điểm khác về vai trò của Iran.

Iran – thế lực trong khu vực

Một đất nước chủ yếu trong tư thế phòng thủ như Iran hiện vẫn được coi là một thế lực trong khu vực. Quốc vương Iran từng cạnh tranh với Ả Rập Xê Út để có được Oman và mơ về vũ khí hạt nhân. Tổng thống Ahmadinejad đọ sức tay đôi với Ả Rập Xê Út đối với vấn đề Bahrain, và cũng mơ về vũ khí hạt nhân.

Khi chúng ta nhìn xa hơn những cách lý giải này – luôn có điều gì đó cần phải làm khi chúng ta nghiên cứu về chính sách đối ngoại, khi mà giọng điệu này được chuyển sang thể hăm dọa, dụ dỗ và khiến cho các cường quốc bên ngoài và công chúng bối rối – chúng ta nhận thấy tính liên tục bền vững trong chiến lược của Iran kể từ Đại chiến II. Iran mơ về việc đoạt ngôi vị thống trị trong khu vực bằng cách phá tan mọi sự kìm hãm và đe dọa mà các cường quốc gần đó áp đặt.

Kể từ Thế chiến II, Iran đã bắt đầu đối phó với các mối nguy hiểm trong khu vực như Iraq, cuốn vào cuộc chiến tàn khốc kéo dài gần một thập kỷ và thiệt hại về người là gần 1 triệu thương vong. Họ cũng phải đối phó với Mỹ - quốc gia có quyền lực định hình nên các chiều hướng trong cả khu vực này. Chừng nào mà Mỹ vẫn còn có quyền lợi tối thượng trong khu vực này, Iran sẽ chẳng có lựa chọn nào ngoài việc xác định chính sách của mình trong mối tương quan với Mỹ.

Đối với quốc vương Ba Tư, điều này đồng nghĩa với việc quy phục Mỹ trong khi cố gắng điều khiển hành động của Mỹ một cách khôn khéo. Còn với Cộng hòa Hồi giáo, điều này có nghĩa là chống Mỹ trong khi vẫn cố gắng ‘xoay’ cho Mỹ phải hành động vì lợi ích của Iran. Cả hai cách làm này đều thuộc về chiến lược truyền thống đầy sự tinh tế của Iran.

Tuy nhiên, Cộng hòa Hồi giáo lại thành công hơn quốc vương. Họ đã thực hiện một chiến dịch thông tin đánh lạc hướng đối phương một cách tinh tế trước chiến tranh Iraq năm 2003, để thuyết phục Mỹ tin rằng đánh Iraq về mặt quân sự hoàn toàn dễ dàng và người Iraq sẽ giang rộng vòng tay chào đón người Mỹ.

Trong giai đoạn hai, những người Iran lại giúp các phe phái trong Iraq chống lại người Mỹ, biến cuộc chiến trở thành một cơn ác mộng. Trong giai đoạn thứ  ba và giai đoạn cuối, Iran sử dụng ảnh hưởng của họ tại Iraq để phân hóa Iraq sau khi Mỹ rút đi.

Làm việc này, Iran sẽ đạt được hai mục đích. Trước hết, Mỹ sẽ ‘xử lý’ Saddam Hussein, và khiến Iraq tê liệt. Thứ hai, Iran giúp hất cẳng Mỹ ra khỏi Iraq, tạo ra một khoảng không tại Iraq và làm xói mòn ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, làm Mỹ nhụt chí phiêu lưu quân sự tại Trung Đông. Tất nhiên, mọi thất bại của Mỹ không hoàn toàn là do Iran sắp đặt, nhưng không thể phủ nhận ‘bàn tay ma mị’ của Iran trong tiến trình đó.

Trong chiến lược này có một quan điểm mang tính phòng thủ. Iran đã chứng kiến cảnh Mỹ đổ bộ vào các quốc gia quanh mình – phía tây thì có Iraq, phía đông thì có Afghanistan. Iran thấy rằng Mỹ quá mạnh và khó đoán tới mức phi lý, cho dù Iran vẫn có thể thao túng được. Do đó Tehran không thể bỏ qua khả năng Mỹ có thể chọn một cuộc chiến để đối phó với Iran. Nhưng khi buộc Mỹ phải rút chân khỏi Iraq, các lựa chọn quân sự của Mỹ trong khu vực cũng sẽ hạn chế dần.

Với việc Mỹ phải rời đi, khoảng trống tại Iraq sẽ được Iran lấp đầy. Thêm nữa, địa chính trị trong khu vực đã tạo nên một dịp tốt chưa từng có cho Iran trong suốt nhiều thế kỷ. Đầu tiên, sự sụp đổ của Liên Xô đã giải phóng sức ép từ phía bắc. Sau khi đế chế Ottoman sụp đổ sau Đại chiến I, Iran không còn phải đối mặt với cường quốc trong khu vực. Thứ hai là, với việc lính Mỹ phải rút khỏi Vịnh Ba Tư và Afghanistan, cường quốc toàn cầu không còn nhiều lựa chọn về mặt quân sự trong khu vực, thậm chí còn không có nhiều lựa chọn chính trị để chống lại Iran.

  • Lê Thu (theo Stratfor)