Không quân Mỹ đã chật vật suốt nhiều năm ròng để phát triển một loại máy bay ném bom oanh tạc tầm xa để thay thế nhược điểm của các máy bay lỗi thời. 

TIN BÀI KHÁC:


Không quân Mỹ từ lâu đã muốn bổ sung vào đội ném bom của họ những loại máy bay mới, bên cạnh những ‘pháo đài bay’ một thời như B-52, B-1 và B-2 có nguồn gốc từ những năm 60, 80 và 90 của thế kỷ trước.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là cường quốc trong khu vực đã buộc Không lực Mỹ năm 2006 phải thiết kế một máy bay ném bom có khả năng tàng hình, tránh mọi rada, và tấn công các mục tiêu phòng thủ hạng nặng trong đại lục Trung Quốc, bảo vệ các căn cứ của Mỹ tại Thái Bình Dương. Nhưng thiết kế cơ bản của cái gọi là “Máy bay ném bom thế hệ mới” ngày càng phức tạp và có khả năng rất tốn kém – tính ra có thể lên tới hàng tỉ USD cho mỗi phiên bản. Đến năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã hủy bỏ kế hoạch này.
Nhưng rồi Không lực Mỹ lại hồi sinh nỗ lực xây ‘pháo đài bay’ của mình dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta. “Máy bay ném bom tấn công tầm xa” (LRSB) có thể sẽ kém tinh xảo hơn, nhưng lại rẻ hơn so với “Máy bay ném bom thế hệ mới”: chỉ khoảng 550 triệu USD cho mỗi bản với tổng số lượng 100 bản, việc sản xuất máy bay này có thể tiến hành vào đầu những năm 2020.
Quốc Hội Mỹ đã thông qua 300 triệu USD để gây quỹ vào cuối năm ngoái. Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ hủy bỏ LRSB nếu như tổng chi phí cho dự án vượt quá 55 tỉ USD. Lockheed Martin, Boeing và Northrop Grumman sẽ cạnh tranh để giành được hợp đồng, các chi tiết về kế hoạch của mỗi bên được giữ kín và cẩn mật.
David Deptula – trung tướng nghỉ hưu của Không lực Mỹ đã giải thích về việc tại sao Mỹ lại cần tới một máy bay ném bom công suát lớn, và coi đây là một ưu tiên mức độ cao.
Ông cho rằng “nhu cầu có một loại máy bay ném bom mới không có gì là ‘mới mẻ’. Từ năm 2001, Mỹ đã xác định các thách thức đối với sức mạnh Mỹ bao gồm: khả năng cho cuộc tấn công bất ngờ có thể khiến Mỹ không thể triển khai quân ở những điểm có vấn đề đúng lúc; việc thiếu các cơ sở của Mỹ có thể trụ vững được ở những nơi có thể nhiều rắc rối tại châu Á; và sự trỗi dậy của tiềm lực “chống thâm nhập” có thể khiến Mỹ không thể thâm nhập vào các căn cứ trên nước ngoài, các sân bay và cảng biển.
Thêm nữa, một số đối thủ của Mỹ có chiến lược đi sâu xuống lòng đất, để cất kỹ các hệ thống chống thiết bị xâm nhập. Để đối phó với điều này, Mỹ cho rằng thứ họ cần là một vũ khí có tiềm lực thực hiện các vụ do thám kéo dài, tấn công chính xác và thao tác ở nhiều độ cao khác nhau trong khu vực bị ‘từ chối’. Và tất cả những thứ này không có gì khác, chính là một máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới.
Bản Hướng dẫn Chiến lược Quốc phòng của Mỹ năm 2012 nhất quán với lập luận của Bộ Quốc Phòng Mỹ 12 năm trở về trước, trong suốt 2 đời tổng thống và 3 đời bộ trưởng quốc phòng, và nó cho thấy việc sở hữu một loại máy bay ném bom mới là rất cần thiết cho Mỹ.
“Tầm quan trọng của khu vực châu Á Thái Bình Dương về mặt kinh tế và chính trị ngày càng tăng. Rõ ràng, khoảng cách tới châu Á là rất lớn, việc đảm bảo cho các cơ sở của Mỹ ở đây là rất ít và các đối thủ tiềm năng có các hệ thống chống xâm nhập có tiềm lực rất cao. Do đó, để có một tình thế quân sự hiệu quả trong khu vực này, chúng ta cần tái cân bằng lại vốn đầu tư quân sự như trong hướng dẫn đã nêu ra, theo hướng các hệ thống đáp trả tầm xa, sức bền tốt hơn – chẳng hạn như các máy bay ném bom tàng hình” – Trung Tướng Deptula nói.
Ông Deptula nhấn mạnh thêm rằng Mỹ không thể duy trì tiềm lực của mình tại châu Á nếu sử dụng các phương pháp ‘cũ’, do đó, họ cần phải có các phương pháp mới.
Hiện nay, Không lực Mỹ vẫn vận hành ba loại máy bay ném bom, đó là B-52H, B-1B và B-2A. Việc thiết kế nên chiếc máy bay ném bom từng được gọi là ‘pháo đài bay’ B-52 bắt đầu từ cuối những năm 1940, và sau đó được xuất xưởng năm 1962. Chiếc máy bay này đã được nâng cấp nhiều lần và có khả năng di chuyển trong tầm xa và lượng chất nổ chất lên rất nhiều. Tuy nhiên, do thiết kế của chiếc máy bay này nên việc nâng cấp bao nhiêu lần cũng không đáp ứng được, chẳng hạn như do hình dáng và dễ bị phát hiện trên hệ thống rada khiến cho nó dễ bị tấn công, kể cả với phiên bản tinh vi nhất hiện nay.
Còn chiếc B-1 lai có thiết kế từ những năm 70 và sau đó xây dựng vào cuối những năm 80. Chiếc máy bay này cũng được chỉnh sửa nhiều lần trong suốt 25 năm qua và khả năng ‘sống sót’ cao hơn so với B-52, nhưng các đặc điểm về thiết kế của B-1 lại có những giới hạn về cơ bản đối với các hệ thống phụ được nâng cấp để mở rộng khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng không. Do đó, B-52 vẫn được sử dụng để cân bằng vai trò ném bom, và đặc biệt là trong các chiến dịch chống lại đối phương được phòng thủ kỹ.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 được phát triển vào những năm 80 và cuối cùng cũng được xuất xưởng khoảng 10 năm sau đó. B-2 được thiết kế để chọc thủng các hệ thống phòng thủ tối tân và là những chiếc máy bay ném bom duy nhất của Không lực Hoa Kỳ có thể ‘sống sót’ khi mang theo các loại vũ khí lớn – hoặc số lượng lớn các vũ khí nhỏ - trong một môi trường ‘bị từ chối’.
Lê Thu (theo The Diplomat)