Nhắc tới sa mạc, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới một nơi nóng bức và khô cằn. Tuy nhiên, chính điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đôi khi lại tạo cho các sa mạc vẻ đẹp say đắm lòng người.

TIN BÀI KHÁC:

Taklamakan (Trung Quốc)


Taklamakan là một trong những sa mạc cát lớn nhất thế giới, nằm trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Taklamakan trải dài trên 270.000 km2 diện tích của lòng chảo Tarim, với chiều dài 1.000 km và rộng 400 km. Ở rìa phía bắc và phía nam của sa mạc này là hai nhánh của Con đường tơ lụa do các lữ khách đã tìm kiếm ra để tránh vùng đất hoang khô cằn.

Năm 2008, thời tiết tại sa mạc Taklamakan đã hạ xuống mức thấp nhất sau 11 ngày có tuyết rơi. Đây là lần đầu tiên sa mạc lớn nhất tại Trung Quốc này bị che phủ hoàn toàn bởi một lớp tuyết dày 4 cm.

Lençóis Maranhenses (Brazil)


Đó là điều dường như không thể tin được nhưng trong một đất nước được bao quanh bởi 30% nước ngọt và những khu rừng nhiệt đới lớn, chúng ta có thể tìm thấy một "sa mạc". Nằm ở bang Maranhão, trên bờ bắc của Brazil, công viên quốc gia Lençóis Maranhenses là một khu vực có diện tích khoảng 300 km2 cồn cát trắng và đầm phá xanh thẳm, tạo nên một trong những cảnh quan đẹp và độc đáo nhất trên thế giới. Những đụn cát xâm nhập lục địa khoảng 50 km từ bở biển, khiến khung cảnh nơi đây giống như một tấm ga giường màu trắng khi nhìn từ trên cao xuống.

Salar de Uyuni (Bolivia)


Salar lf một trong những biểu tượng của Bolivia, một sa mạc muối khổng lồ nằm ở trung tâm Altiplano. Đó là một sa mạc dường như bằng phẳng, phản chiếu ánh nắng mặt trời. Trên sa mạc còn có một vài hồ nước với những màu sắc kỳ lạ bắt nguồn từ những khoáng sản trong khu vực.

Cách đây khoảng 40.000 năm, khu vực này là một phần của hồ Minchi, một hồ khổng lồ thời tiền sử. Khi hồ khô, đã hình thành nên hai hồ nhỏ ngày nay là hồ Poopó hồ Uru Uru cùng với hai sa mạc muối lớn là Salar de Coipasa và  Uyuni. Uyuni lớn gấp gần 25 lần so với kích thước của Bonneville Salt Flats ở Mỹ.

Farafra (Ai Cập)


Điểm thu hút chính của Farafra đó là Sa mạc Trắng (còn được biết đến với cái tên "sahara el Beyda, trong đó 'sahara' có nghĩ là một sa mạc). Sa mạc Trắng của Ai Cập nằm cách Farafra 45 km về phía bắc. Sa mạc có màu trắng, kem và sự hình thành những hòn đá phấn khổng lồ, thỉnh thoảng tạo nên những cơn bão cát trong khu vực.

Simpson Desert (Australia)


Australia là quê hương của 4 sa mạc lớn: Simpson, Tanami, Great Victoria và Sturt's Stoney. Trong đó, sa mạc Simpson được coi là "hòn đá đỏ khổng lồ" vì sự hiện diện của những cồn cát đỏ. Những cồn cát đỏ chạy theo hướng bắc nam ở trạng thái tĩnh và được giữ nguyên vị trí nhờ các loài thực vật. Chúng biến đổi độ cao từ 3m ở phía bắc tới khoảng 30m ở phía đông. Cồn cát nổi tiếng là Nappaneric, hay còn được gọi với cái tên Đá Đỏ (do khách du lịch Dennis Bartell tới thăm sa mạc Simpson đặt tên), cao khoảng 40m.

Sahara (Bắc Phi)


Sahara, với diện tích 8,6 triệu km2, là sa mạc lớn nhất thế giới, bao phủ một diện tích rộng lớn của Bắc Phi. Khoảng 4 triệu người dân sống trên khu vực này. Saraha có chiều dài tối đa là 4.800 km, chạy từ tây tới đông và khoảng cách từ phía bắc tới phía nam là 1.200 km. Sahara trải dài trên một phần lãnh thổ của các quốc gia: Mauritania, Western Sahara, Algeria, Libya, Ai Cập, Sudan, Cha, Niger và Mali.

Sầm Hoa (Theo Oddee)