Các nhà khoa học đã vô cùng sốc và hổ thẹn khi phải mất tới 40 năm để phát hiện ra rằng "người đàn ông Piltdown" chỉ là một trò lừa đảo.

TIN BÀI KHÁC:


6. Piltdown Man


Người đàn ông Piltdown khiến các nhà khoa học hao tâm tổn sức

Sau khi Charles Darwin xuất bản cuốn "Về nguồn gốc của các loài" vào năm 1859, các nhà khoa học đã ra sức tìm bằng chứng hóa thạch của tổ tiên của con người đã tuyệt chủng. Họ tìm kiếm những cái được gọi là "mắt xích mất tích" để lấp vào những khoảng trống trên biểu đồ thời gian quá trình tiến hóa của con người. Nhà khảo cổ Charles Dawson tuyên bố ông khai quật được một mắt xích bị mất vào năm 1910, nhưng thực sự đó là một trò lừa đảo lớn nhất trong lịch sử.

Phát hiện của Charles Dawson chính là người đàn ông Piltdown (Piltdown man), một vài mảnh xương sọ và răng hàm nằm trong các mỏ đá ở Piltdown, Sussex, Anh. Dawson đã đem những thứ tìm thấy tới nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Arthur Smith Woodward, người khăng khăng khẳng định đó là đồ thật cho tới lúc qua đời.

Mặc dù phát hiện trên đã được cả thế giới biết tới, sự dối trá đằng sau Piltdown man dần dần được làm sáng tỏ. Trong những thập kỷ tiếp tiếp, các khám phá lớn khác cho thấy Piltdown man không phù hợp với câu chuyện tiến hóa của loài người. Đến những năm 1950, các cuộc kiểm tra cho thấy hộp sọ chỉ có 600 tuổi và phần hàm dưới hộp sọ là của một con đười ươi. Một số người am hiểu rõ ràng đã chế tác những mảnh xương, bao gồm gọt dũa và nhuộm răng bằng hóa chất dicromat kali.

Các nhà khoa học thế giới đã bị lừa. Vậy ai là người đứng sau trò gian lận này? Có nhiều người bị nghi ngờ, trong đó có cả Dawson. Nhưng sau đó, hầu hết các dấu hiệu đều tập trung vào Martin A. C. Hinton, nhân viên bảo tàng tại thời điểm phát hiện Piltdown man.

Có lẽ anh ta làm vậy vì muốn gây rắc rối cho ông chủ của mình, Arthur Smith Woodward, người từ chối trả cho anh ta một tuần lương.

7. Vụ Dreyfus


Đại úy Dreyfus, trung tâm của cuộc tranh luận tại Pháp từ năm 1895-1906, một mực phủ nhận tội phản quốc.

Giống như âm mưu do Titus Oates phát minh ra, vụ bê bối này được xây dựng trên một lời nói dối đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính trị và gây ra sự xung đột trong xã hội. Alfred Dreyfus là một nhân viên Do Thái tại Quân đội Pháp vào cuối thể kỷ XIX khi ông bị buộc tội mưu phản: bán bí mật quân sự cho Đức.

Sau khi xét xử công khai Dreyfus, các nhà chức trách đã kết án ông tù chung thân và đày ra đảo Devils. Các nhóm bài Do Thái đã sử dụng hình ảnh ông như một ví dụ về người Do Thái không yêu nước. Tuy nhiên, sự nghi ngờ phát sinh từ những lá thư buộc tội thực tế là giả mạo và rằng Thiếu tá Esterhazy mới là thủ phạm thật sự. Khi các nhà chức trách Pháp bãi bỏ những cáo buộc này, nhà văn Emile Zora đã tăng cường buộc tội quân đội che đậy tội ác qua ngòi bút của mình.

Vụ bê bối xảy ra trong một trận chiến giữa phe ủng hộ Dreyfusard, người muốn lật lại vụ án và những người chống Dreyfusard. Tuy nhiên, cuộc tranh luận đã ít tập trung tới sự vô tội của Dreyfus mà chủ yếu là các nguyên tắc đạo đức. Suốt 12 năm tranh cãi, nhiều cuộc bạo động bài Do Thái đã nổ ra và các nhà chính trị trung thành với chính phủ đã bị thay thế khi những Dreyfusard kêu gọi cải cách.

Sau khi Thiếu tá Hubert Joseph Henry thừa nhận giảo mạo các tài liệu quan trọng và tự sát, Nội các mới được bầu cuối cùng cũng lật lại vụ án. Tòa án tìm ra lỗi của Dreyfus, tuy nhiên, ông đã nhận được sự khoan hồng của tổng thống. Vài năm sau, phiên phúc thẩm của một toàn án dân sự phát hiện rằng Dreyfus vô tội và ông tiếp tục được phục vụ trong quân đội và chiến đấu trong Thế chiến I. Trong khi đó, vụ bê bối đã làm thay đổi bộ mặt chính trị của Pháp.

8. Vụ Clinton/Lewinsky


Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và cô thực tập sinh Nhà Trắng.

Tháng 1 năm 1998, nhà báo Matt Drudge, đã tường thuật một câu chuyện giật gân: Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, có quan hệ vụng trộm với một thực tập viên Nhà Trắng, Monica Lewinsky. Tuy nhiên, Clinton đã công khai phủ nhận những lời buộc tội này. Clinton đã nói dối trước tòa và đó là căn cứ để luận tội ông.

Paula Jones là một nhân viên tại bang Arkansas nói rằng Clinton, khi đó làm thống đốc, đã gạ gẫm quan hệ với cô. Sau đó, cô đã kiện Clinton ra tòa vì tội quấy rối tình dục. Trong một nỗ lực để chứng minh rằng Clinton có hành vi như vậy, các luật sư của Paula đã phơi bày ra các vấn đề tình dục của ông. Họ đã phát hiện Linda Tripp, một cựu thư ký Nhà Trắng là bạn tâm tình của Lewinsky. Tripp đã ghi âm lại các cuộc đối thoại trong đó Lewinsky nói về chuyện tình của mình với tổng thống. Sau đó, các luật sư đã dò hỏi Clinton với các câu hỏi riêng biệt và buộc ông phải phủ nhận lời khai trước đó.

Trong vụ bê bối công khai, công tố viên Kenneth Starr đã triệu tập Clinton, người cuối cùng đã thừa nhận về mối quan hệ. Căn cứ vào báo cáo của Starr, Hạ viện Nhà Trắng đã bỏ phiếu buộc tội Clinton khai man và cản trở công lý. Bất chấp vụ bê bối này, Clinton vẫn duy trì một tỷ lệ ủng hộ tương đối cao từ công chúng Mỹ và Thượng viện đã tha bổng cho ông. Tuy nhiên, trong con mặt của nhiều dân Mỹ, hình ảnh của ông đã bị vẩn đục.

9. Vụ Watergate


Cựu tổng thống Richard Nixon mất ghế tổng thống vì bê bối Watergate.

Hai thập kỷ trước khi xảy ra vụ bê bối Clinton, một tổng thống khác của Mỹ đã gặp rắc rối với lời nói dối của mình và các cuộc tranh luận đã có tác động xấu tới cục diện chính trị nước Mỹ thời điểm đó.

Vào mùa hè trước khi Tổng thống Richard Nixon thành công trong cuộc tái bầu cử cho nhiệm kỳ thứ hai, năm người đàn ông đã bị bắt khi đang xông vào trụ sở của Ủy ban Dân chủ Quốc gia đặt tại khách sạn Watergate. Các chứng cứ thu thập được cho thấy những quan chức thân cận với Nixon đã ra lệnh cho những tên trộm này, có lẽ là đặt thiết bị nghe trộm. Câu hỏi lập tức được đặt ra là liệu Nixon có biết về chuyện này, bao che và thậm chí là sắp đặt sẵn không.

Để đối phó lại những nghi ngờ tăng cao, Nixon phủ nhận các cáo buộc rằng ông không biết gì và tuyên bố "Tôi không phải là một kẻ lừa gạt." Tuy nhiên, lời nói dối này lại làm hại ông. Khi biết rằng các cuộc hội thoại cá nhân của Nhà Trắng đều được Nixon ghi âm, coi đó như một kiểu nhật ký hằng ngày, ủy ban điều tra đã yêu cầu thu thập các cuộn băng. Cựu Bộ trưởng tài chính John Connally đã đề nghị nếu Nixon từ bỏ những cuộn băng và nói sự thật, ông vẫn được tiếp tục nhiệm kỳ của mình. Nhưng Nixon đã không làm điều đó. Ngày 24/7/1974, Toà án tối cao Mỹ đưa ra một phán quyết: yêu cầu Tổng thống Nixon giao nộp những cuộn băng.

Các cuốn băng nóng hổi là bằng chứng cho thấy Nixon đã cố gắng che đậy về vụ đột nhập vào khách sạn Watergate. Khi các thủ tục luận tội bắt đầu, Nixon đã từ chức. Vụ bê bối đã để lại một vết sẹo khó lành trên chính trường Mỹ.

10. Vụ tuyên truyền của Đức quốc xã


Lời nói dối của Hitler đã làm hại những người Do Thái vô tội.

Vào thời điểm chủ nghĩa phát xít xuất hiện tại Đức trong những năm 1930, thái độ bài Do Thái không có gì mới. Những người Do Thái đã phải chịu đựng một lịch sử đàn áp và thành kiến lâu dài. Và mặc dù Đức quốc xã đã tồn tại với những lời nói dối trong nhiều thập kỷ, đây là thời điểm những lời nói dối đem lại tác động tàn phá nhất. Hơn bao giờ hết, những người bài Do Thái được thể hiện trong một chính sách quốc gia sâu rộng mang tên "Giải pháp cuối cùng", nhằm loại bỏ người Do Thái trên khắp thế giới.

Để thực hiện điều này, Adolf Hitler và bộ trưởng tuyên truyền của mình, Joseph Goebbels, đã phát động một chiến dịch lớn để thuyết phục người dân Đức rằng những người Do Thái là kẻ thù của họ.

Sau khi tuyên truyền trên báo chí, bọn họ phát tán những lời nói dối đổ lỗi cho người Do Thái về các vấn đề của nước Đức, bao gồm thất bại trong Thế chiến I, thậm chí, bọn họ còn nói rằng người Do Thái đã tham gia vào các vụ giết trẻ em Cơ-đốc giáo và lấy máu của họ để phết lên bánh mì trong lễ Quá hải.

Sử dụng người Do Thái như vật tế thần, Hitler và bạn nối khố của y dàn xếp chi tiết cái mà bọn họ gọi là "lời nói dối lớn". Lý thuyết này cho rằng lời nói dối lớn như thế nào cũng không phải là vấn đề, mọi người sẽ dần tin vào điều đó nếu bạn lặp lại nó nhiều lần. Hitler cho rằng ai cũng nói những lời nói dối nhỏ, nhưng chỉ có một số ít dám nói dối những điều to tát.

Sầm Hoa (Theo howstuffworks)