Các bằng chứng rõ ràng về việc trên mặt trăng có nước có thể tạo ra vô khối cơ hội sinh tồn cho loài người. Tuy nhiên, các kết quả từ nghiên cứu lớp đá dưới bề mặt của mặt trăng do Liên Xô thực hiện từ năm 1976 lại rất ít được chú ý.
Các nhà khoa học đều đi đến công nhận: trên mặt trăng thật sự có nước |
Có thể, việc này bắt đầu từ nhiệm vụ nghiên cứu có tên Clementine của NASA vào năm 1994. Sứ mệnh này nhằm tìm kiếm nước bằng các sóng vô tuyến cực mạnh trên bề mặt của mặt trăng. Các đợt sóng phản xạ lại cho thấy có đủ lượng nước trên các hố ở mặt trăng. Tuy nhiên, một số người lại nghi ngờ về quá trình phân tích kết quả này.
Một sứ mện khác mà NASA tiến hành là 'Thăm dò mặt trăng' được khởi động từ năm 1998 là mộ phần trong nỗ lực nhằm tìm kiếm khả năng tồn tại của nước đá từ lượng nơ-tron phát ra từ bề mặt của mặt trăng. Một số chứng cứ sau đó được tàu Galileo bay quanh mặt trăng cung cấp khi tàu này trên hành trình tới sao Mộc. Năm 2009, tàu không gian của Ấn Độ là Chandrayaan-I đã sử dụng một chiếc máy quay để tìm kiếm nước trên mặt trăng.
Robot Lunar 24 của Liên Xô |
Robot Luna-24 của Liên Xô có nhiệm vụ đáp xuống bề mặt của mặt trăng từ tháng Tám năm 1976. Robot này đã lấy về 300 gam đá từ độ sâu 2m của bề mặt mặt trăng và mang về trái đất.
Các nhà khoa học Liên Xô sau đó đã phân tích mẫu vật này và cho biết lượng nước chiếm tới 0,1% trong khối lượng mẫu vật. Họ đã công bố các kết quả này vào năm 1978 trên tạp chí khoa học Liên Xô có tên là Geokhimiya. Tạp chí này có phiên bản tiếng Anh, tuy nhiên không hề được lưu hành ở các quốc gia phương Tây.
"Chưa từng có tác giả nào trích dẫn thành quả của Luna-24" - Arlin Crotts thuộc Đại học Columbia tại New York cho biết.
- Lê Thu (theo RT)