Sự thật về ‘kẻ cắp bóng đêm' hay sự biến mất của cô gái tóc vàng. Một câu chuyện về tội ác ở Tokyo đã làm rõ các sự thật rối rắm đằng sau những lời sáo rỗng của giới truyền thông.
Joji Obara và Lucie Blackman |
Những đồn đoán về số phận của cô tràn ngập trên các trang báo. Cánh truyền thông thả sức đặt ra các giả thiết về sự sống còn của cô.
Lucie Blackman có quốc tịch Anh, từng là tiếp viên hàng không. Luice và Louise sống ở Tokyo. Họ đều là chiêu đãi viên ở các hộp đêm, tại Nhật, nghề này có một cách hiểu rất đặc biệt, khó để giải thích với người nước ngoài, và ngay cả người Nhật cũng không hoàn toàn hiểu rành rẽ.
Trường hợp của Lucie vừa khớp nhưng cũng lại không khớp các hồ sơ của những vụ Tóc vàng mất tích. Và trong một khoảng thời gian, bí hiểm xung quanh việc Lucie mất tích và những gì xảy ra với cô đã khiến nhiều người sa đà vào đề tài lối sống đồi trụy.
Nhưng có một điểm khác biệt: Cha của Lucie là Tim Blackman đã tới Tokyo cùng với con gái của ông là Sophie nhằm công khai việc tìm kiếm Lucie đã khiến cảnh sát chú ý. Richard Lloyd Parry - trưởng văn phòng đại diện của tờ Times of London đã đưa tin về vụ việc khi nó xảy ra đầu tiên và trước cả khi tìm ra kẻ bắt cóc thật sự vài tháng.
Và cuối cùng thì phải mất 6 năm để xét xử người đàn ông bị cáo buộc đã giết Lucie là Joji Obara. Cuốn sách mà tác giả Parry viết về vụ án này có tên "Người ăn bóng đêm" có một góc nhìn và sắc thái rất đặc biệt đối với tội ác ghê rợn này, nó khiến cho mọi quốc gia, thể chế và các thành viên trong gia đình vào tình thế bất hòa và thường là xung đột gay gắt và độc hại.
Lucie Blackman đã bị cưỡng bức và giết hại năm 2000 |
Tuy nhiên, người Nhật lại cho rằng hầu hết các chiêu đãi viên nước ngoài rất tắc trách, là những 'Tây ba lô' nghiện ngập có thể thoắt ẩn thoắt hiện, hành tung bí ẩn hoặc pha tạp với những kẻ nguy hiểm. Cho dù một người phương Tây có thể coi các chiêu đãi viên này là một phần của ngành công nghiệp sex hay không thì đối với người Nhật nói chung, nhưng cô gái này vẫn là 'gái hư'. Và 'gái hư' này không thể kỳ vọng giúp đỡ hoặc sự quan tâm từ phía chính quyền nếu như họ gặp phải rắc rối.
Bên cạnh việc tìm kiếm và lập thành vụ án để tìm ra thủ phạm vốn là các công việc của nhà chức trách thực thi pháp luật, thì ứng xử với giới truyền thông lại là việc của nạn nhân và người thân của họ. Cha của Lucie lại có vẻ như là người rất biết cách ứng xử với giới truyền thông. Tim có thể tách biệt cảm xúc của bản thân khỏi tình huống kinh khủng mà ông phải đối mặt và biết cách lên chiến lược.
Ông có thể tận dụng cuộc họp thượng đỉnh G-8 tại Nhật Bản cùng lúc Lucie mất tích và thậm chí còn bạo gan cầu viện tới cả Thủ tướng Anh khi đó là Tony Blair. Ông Blair đã công khai nhờ Thủ tướng Nhật tiến hành cuộc điều tra về công dân Anh bị mất tích, và đã gặp Tim cùng với chị gái của Lucie là Sophie khi ông ở Tokyo.
Cảnh sát cuối cùng bị cũng lôi vào cuộc để điều tra việc Lucie mất tích. Người ta tìm hiểu về Lucie qua lời cha của cô kể lại. Ông nói rằng con gái mình ‘có thể khờ khạo’, thích phiêu lưu mạo hiểm và đúng hơn là một ‘gái hư’ và liều lĩnh. Tim đã dựng nên câu chuyện về con gái mình với cánh báo chí. Ông thích kể lể với các tờ báo, thậm chí cả với báo lá cải. Và họ thích ông.
Tuy nhiên, cách Tim xuất hiện trên báo quá nhiều lại dấy lên các nghi hoặc về sự chân thành của ông. Thông thường với những vụ mất tích tương tự, sẽ không ít người nghi ngờ rằng cha mẹ của nạn nhân có liên quan ít nhiều tới các vụ con cái đột nhiên biến mất.
Nhưng vì Tim ở cách xa con gái tận nửa vòng trái đất khi Lucie mất tích nên ông có thể tránh được nghi hoặc này. Chỉ đến khi ông xích mích với một thương gia giàu có gây quỹ riêng để tìm con gái của ông, các cáo buộc về việc tư lợi và thậm chí cả việc bóc lột mới được phơi bày.
- Lê Thu (theo Salon/Guardian)
(Còn nữa)