- Mỹ sẽ trừng phạt kinh tế Trung Quốc vì nước này tiếp tục mua dầu từ Iran; Trung Quốc phủ nhận cáo buộc xuất khẩu hàng cấm cho CHDCND Triều Tiên... là các sự kiện đáng chú ý trong ngày.
Nổi bật trong ngày
Hôm qua (13/6), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho biết, nước này cần nhập dầu thô của Iran để phục vụ phát triển kinh tế. Ông cho rằng, đây là vấn đề “hoàn toàn hợp pháp”.
Ông Lưu Vi Dân nói thêm rằng, các kênh mua dầu là bình thường, công khai và minh bạch, không vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc hay gây phương hại đến quyền lợi của bất kỳ bên nào khác.
Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ công bố danh sách bổ sung bảy nước và vùng lãnh thổ được miễn trừ những chế tài mới nhằm vào hoạt động kinh doanh dầu của Iran.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, nước này không trừng phạt kinh tế đối với Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ cùng 4 quốc gia, vùng lãnh thổ khác, do đã giảm đáng kể lượng dầu nhập từ Iran.
Tuy nhiên, lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn có hiệu lực với Trung Quốc, nước đã nhập khoảng 20% nhu cầu dầu từ Iran. Việc trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với các quốc gia mua dầu Iran bắt đầu từ 28/6.
Cũng liên quan tới Iran, hôm 12/6, bà Hillary cho hay, các cường quốc sẽ giới thiệu với Iran một "đường hướng rõ ràng" nhằm giải quyết bế tắc trong cuộc đàm phán sẽ diễn ra từ 18 - 19/6 ở Moscow.
Cùng ngày, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông một lần nữa khẳng định, con đường duy nhất có thể giải quyết được vấn đề hạt nhân của Iran là thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình.
"Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực và kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, tránh có hành động hay phát ngôn có thể dẫn tới đối đầu", ông Lý Bảo Đông nói.
Theo ông, Trung Quốc hy vọng các bên liên quan có thái độ chân thành và linh hoạt, tôn trọng và xem xét mối quan ngại của nhau, thúc đẩy tiến trình ngoại giao thu hẹp sự bất đồng thông qua đối thoại.
Tin đọc 30 giây
- Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc cho biết sẽ cân nhắc mở lại các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng núi Kumgang của Triều Tiên.
- Trung Quốc hôm qua tuyên bố nước này “cực kỳ quan ngại” khi tình hình Syria đang hướng tới một bước ngoặt nghiêm trọng.
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc cho rằng, các công ty nước này đã xuất khẩu hàng cấm cho Triều Tiên.
- Bộ Thống nhất Hàn Quốc lên tiếng yêu cầu Triều Tiên ngừng những âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc.
- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cáo buộc nước Nga cung cấp các loại máy bay trực thăng tấn công mới cho quân đội Syria.
- Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố ủng hộ giải pháp chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria.
- Theo lãnh đạo cơ quan gìn giữ Hòa bình của LHQ, sau 15 tháng bất ổn hiện tại Syria thực sự đã rơi vào một cuộc nội chiến.
- Một loạt vụ đánh bom, nổ súng tại 6 tỉnh của Iraq đã cướp đi sinh mạng của 62 người và làm hàng chục người khác bị thương.
- Israel sẽ sơ tán toàn bộ Tel Aviv nếu bị tấn công bằng tên lửa, nhất là nếu tên lửa được gắn các đầu đạn không thông thường.
- Tehran đang trong "giai đoạn đầu" của việc thiết kế tàu ngầm chạy bằng hạt nhân, một chỉ huy cấp cao hải quân Iran cho biết.
- Lãnh đạo lực lượng đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, hôm qua đã rời đất nước đến châu Âu lần đầu tiên kể từ 1988.
- Sớm qua, một chiếc phà chở 46 người chìm ở gần đảo Palawan của Philippines, khiến ít nhất 2 người chết, 22 người mất tích.
- Iran cho rằng sự trỗi dậy của mạng lưới al-Qaeda ở Lebanon và Syria đe dọa Châu Âu nhiều hơn nguy cơ từ vũ khí hạt nhân.
Thông tin trong ảnh
Phát ngôn ấn tượng
Hôm 12/6, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông tuyên bố: "Cơ chế đối thoại và đàm phán hòa bình là cách duy nhất giải quyết ổn thỏa vấn đề hạt nhân Iran".
Ngày này năm xưa
Charles de Coulomb (14/6/1736 - 23/8/1806) là nhà vật lý Pháp, người đã đưa ra định luật cơ bản về lực tác dụng giữa các điện tích. Định luật này mang tên ông, Coulomb.
Thanh Vân (tổng hợp)
Nổi bật trong ngày
Hôm qua (13/6), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho biết, nước này cần nhập dầu thô của Iran để phục vụ phát triển kinh tế. Ông cho rằng, đây là vấn đề “hoàn toàn hợp pháp”.
Ông Lưu Vi Dân nói thêm rằng, các kênh mua dầu là bình thường, công khai và minh bạch, không vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc hay gây phương hại đến quyền lợi của bất kỳ bên nào khác.
Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ công bố danh sách bổ sung bảy nước và vùng lãnh thổ được miễn trừ những chế tài mới nhằm vào hoạt động kinh doanh dầu của Iran.
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, Trung Quốc nhập khoảng 20% nhu cầu dầu từ Iran. (Ảnh: Reuters) |
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, nước này không trừng phạt kinh tế đối với Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ cùng 4 quốc gia, vùng lãnh thổ khác, do đã giảm đáng kể lượng dầu nhập từ Iran.
Tuy nhiên, lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn có hiệu lực với Trung Quốc, nước đã nhập khoảng 20% nhu cầu dầu từ Iran. Việc trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với các quốc gia mua dầu Iran bắt đầu từ 28/6.
Cũng liên quan tới Iran, hôm 12/6, bà Hillary cho hay, các cường quốc sẽ giới thiệu với Iran một "đường hướng rõ ràng" nhằm giải quyết bế tắc trong cuộc đàm phán sẽ diễn ra từ 18 - 19/6 ở Moscow.
Cùng ngày, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông một lần nữa khẳng định, con đường duy nhất có thể giải quyết được vấn đề hạt nhân của Iran là thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình.
"Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực và kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, tránh có hành động hay phát ngôn có thể dẫn tới đối đầu", ông Lý Bảo Đông nói.
Theo ông, Trung Quốc hy vọng các bên liên quan có thái độ chân thành và linh hoạt, tôn trọng và xem xét mối quan ngại của nhau, thúc đẩy tiến trình ngoại giao thu hẹp sự bất đồng thông qua đối thoại.
Tin đọc 30 giây
- Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc cho biết sẽ cân nhắc mở lại các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng núi Kumgang của Triều Tiên.
- Trung Quốc hôm qua tuyên bố nước này “cực kỳ quan ngại” khi tình hình Syria đang hướng tới một bước ngoặt nghiêm trọng.
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc cho rằng, các công ty nước này đã xuất khẩu hàng cấm cho Triều Tiên.
- Bộ Thống nhất Hàn Quốc lên tiếng yêu cầu Triều Tiên ngừng những âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc.
- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cáo buộc nước Nga cung cấp các loại máy bay trực thăng tấn công mới cho quân đội Syria.
- Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố ủng hộ giải pháp chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria.
- Theo lãnh đạo cơ quan gìn giữ Hòa bình của LHQ, sau 15 tháng bất ổn hiện tại Syria thực sự đã rơi vào một cuộc nội chiến.
- Một loạt vụ đánh bom, nổ súng tại 6 tỉnh của Iraq đã cướp đi sinh mạng của 62 người và làm hàng chục người khác bị thương.
- Israel sẽ sơ tán toàn bộ Tel Aviv nếu bị tấn công bằng tên lửa, nhất là nếu tên lửa được gắn các đầu đạn không thông thường.
- Tehran đang trong "giai đoạn đầu" của việc thiết kế tàu ngầm chạy bằng hạt nhân, một chỉ huy cấp cao hải quân Iran cho biết.
- Lãnh đạo lực lượng đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, hôm qua đã rời đất nước đến châu Âu lần đầu tiên kể từ 1988.
- Sớm qua, một chiếc phà chở 46 người chìm ở gần đảo Palawan của Philippines, khiến ít nhất 2 người chết, 22 người mất tích.
- Iran cho rằng sự trỗi dậy của mạng lưới al-Qaeda ở Lebanon và Syria đe dọa Châu Âu nhiều hơn nguy cơ từ vũ khí hạt nhân.
Thông tin trong ảnh
Hôm 12/6, tàu khu trục HMS Daring của Anh đã ghé cảng Mumbai của Ấn Độ. (Ảnh: Reuters) |
Phát ngôn ấn tượng
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông. (Ảnh: Reuters) |
Hôm 12/6, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông tuyên bố: "Cơ chế đối thoại và đàm phán hòa bình là cách duy nhất giải quyết ổn thỏa vấn đề hạt nhân Iran".
Ngày này năm xưa
Charles de Coulomb (14/6/1736 - 23/8/1806) là nhà vật lý Pháp, người đã đưa ra định luật cơ bản về lực tác dụng giữa các điện tích. Định luật này mang tên ông, Coulomb.
Thanh Vân (tổng hợp)