Đôi khi, con người muốn chịu đựng tình trạng đông đúc hơn là bị bỏ rơi và nếm mùi cô đơn.

TIN BÀI KHÁC:


Thật khó khăn khi phải chịu cảnh chen chúc trên tàu điện ngầm trong giờ cao điểm tại một số đô thị lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, đặc biệt là vào mùa hè oi bức. Cái nóng không thể chịu đựng nổi khiến con người trở nên cáu kỉnh và thường là nguyên nhân dẫn tới các cuộc tranh cãi hàng ngày. Nỗi ám ảnh phải bon chen trong những thành phố lớn đã trở thành cái cớ để mọi người chạy trốn. Tuy nhiên, sự căng thẳng về dân số tại thành thị vẫn không hề giảm xuống.

Hàng trăm triệu người đã đổ xô về những ga tàu đông đúc trong dịp Tết Nguyên Đán có lẽ là một hình ảnh tiêu biểu của Trung Quốc nhưng ngày nay, tình trạng này xảy ra hàng ngày tại các đô thị lớn. Ngoài ra, đám đông cũng xuất hiện tại bệnh viện, công viên trong những ngày lễ hay tại quảng trường trong những ngày đặc biệt cũng như tại các buổi biểu diễn. Bạn có thể nhìn thấy dòng người chen lấn nhau bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, không ai, những người mắc nỗi ám ảnh đám đông, có thể thoát khỏi tình trạng chen chúc và sống một cuộc sống lặng lẽ.

Một hành khách bị ngất đang được những người khác truyền tay nhau để đưa ra khỏi đám đông tại nhà ga.

Có thể định nghĩa rằng "nỗi ám ảnh đám đông" là một căn bệnh gắn bó dài lâu với đời sống đô thị. Tại sao mọi người lại thiết tha với thành phố? Câu trả lời chính là: cơ hội để theo đuổi tham vọng, điều kiện để thể hiện giá trị bản thân và sự lựa chọn phong phú.

So với những ưu điểm đó thì nỗi ám ảnh đám đông dường như không quá nghiêm trọng. "Tình trạng khẩn cấp nhất đối với con người là sống sót," họa sĩ Chen Danqing từng nói. Nhưng đối với những người có nhu cầu về một cuộc sống chất lượng, nỗi ám ảnh đám đông ngày càng đáng sợ hơn.

Lao động nhập cư tại Quảng Đông đi xe máy về quê ăn Tết.

Theo đuổi nguồn gốc của nỗi ám ánh đám đông bạn sẽ phát hiện có một vài nghịch lý trong cách con người đấu tranh để sống sót. Chúng ta cần niềm tin nhưng khi chúng ta đang chen lấn để hành hương thì trong đôi mắt của chúng ta không có nhiều sự thành khẩn mà thay vào đó là sự hoảng loạn; chúng ta cần lý tưởng nhưng không bao giờ biết chúng là cái gì, chúng ta đâm đầu vào một con đường để giả bộ rằng đó là lối thoát đúng...

Hàng ngàn người chen chúc tại ngôi đền Yonghegong, Bắc Kinh trong dịp Tết Nguyên Đán.

Sự phát triển không bình thường của cộng đồng là một mảnh đất để nuôi dưỡng nỗi ám ánh đám đông.

Hàng trăm du khách đổ về Bắc Kinh trong ngày Quốc khánh.


Hơn 73.080.000 người đã tới tham quan Hội chợ Quốc tế Thượng Hải.

Cách để xóa đi nỗi sợ đám đông là giữ mọi người lại gần người khác và hợp tác với nhau với sự tôn trọng, nhưng không tương phản; từ bỏ bênh vực các đặc quyền; cho phép tất cả mọi người để lựa chọn tín ngưỡng của họ và cung cấp cho người dân quyền bình đẳng theo đuổi cuộc sống riêng.

Lễ hội đèn lồng tại Nam Ninh năm 2012.

Nếu bạn đặt những con cá hung hăng vào trong một chiếc bể nhỏ, những con cá sẽ chiến đấu tới chết. Nhưng nếu bạn thả chúng ra sông hoặc biển, chúng sẽ có gia đình riêng và sống một cuộc sống hạnh phúc.

Hàng ngàn người tại Trùng Khánh đang tắm tại suối nước nóng.


Đám đông biểu tình đòi tiền lương.


Những người hâm mộ tại một lễ hội âm nhạc ở Tứ Xuyên.


Tại một lễ hội kiếm người yêu ở Vũ Hán.


Cư dân thành phố Lan Châu đổ xô đi mua muối sau khi lò phản ứng hạt nhân ở Nhật bị rò rỉ.


Tại một hội chợ việc làm ở Trùng Khánh.


Sinh viên đợi để nộp đơn vào một trường nghệ thuật.


Trước kỳ thi đại học ở Quảng Tây.


Các cô gái xếp hàng thi tuyển tiếp viên hàng không.

Sầm Hoa (Theo Beijingshot)