Với một loại súng điện từ có tốc độ bắn lên tới 5600m/h, tốc độ phóng của đạn siêu thanh với hệ thống GPS dẫn đường sẽ không còn là câu chuyện giả tưởng nữa.

Các loại đạn dược trong tương lai là một phần trong chương trình Vận tốc Siêu thanh do bộ phận Nghiên cứu của Hải quân Mỹ (ONR) thực hiện. Dự án này được công bố vào ngày 19/7 vừa qua.

Các nhà nghiên cứu của cơ quan này hy vọng phát triển một thiết bị có thể cho phép các loại vũ khí tốc độ cao có thể bắn trúng mục tiêu ở vị trí rất xa mà không cần phụ thuộc vào động cơ đẩy của hỏa tiễn.

Hải quân Mỹ hy vọng rằng loại đạn siêu thanh này với khả năng "nhắm mục tiêu khi bay" sẽ có thể tương thích với các loại súng thông thường như là hệ thống súng Mk45 155 mm cũng như hệ thống súng railgun 20-30MJ đang thử nghiệm. Railgun 20-30MJ phóng đạn bằng cách sử dụng năng lượng điện từ hay vì chất nổ đẩy.

Ảnh chụp thử nghiệm đạn khi bắn mục tiêu sau khi được phóng ra từ bệ phóng điện từ railgun (EMRG) 32 megajoule của ONR.
Các viên đạn này dự kiến có chiều dài khoảng 60cm, nặng vào khoảng 9-13,5kg và có tầm bắn từ 48 đến 321km tùy thuộc vào hệ thống triển khai súng.

Để hiện thực hóa dự án này, Hải quân Mỹ "sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ liên quan tới việc phóng đạn dẫn đường trong tầm bắn rộng hơn cho đơn vị Hỗ trợ Hỏa lực trên mặt biển cho Hải quân và tận dụng các tiến bộ mới trong công nghệ điện thu nhỏ, phóng đạn dẫn đường và các loại súng cối, và công nghệ đầu đạn cho các loại máy bay không người lái loại nhỏ.

Camera có tốc độ ghi hình rấ cao ghi lại cảnh súng railgun điện từ bắn đạn và phá vỡ kỷ lục thế giới với phát súng 33 megajoule.
Các loại đạn công nghệ cao phù hợp với cái mà cựu lãnh đạo Hải quân Mỹ Đô đốc Gary Roughead mô tả năm ngoái là thứ chấm dứt "sự thống trị của tên lửa".

Trong khi loại tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên của thế giới là DF-21 của Trung Quốc có thể đạt tới tiềm lực ban đầu vào năm 2010 thì Mỹ đã đạt đến công nghệ vô hiệu hóa tân tiến tới mức có thể đánh đắm các hàng không mẫu hạm trị giá tiền tỉ của mình ở Thái Bình Dương.

Khi mà Hải quân Mỹ tìm cách chọc thủng khả năng đánh chặn của "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc, họ nói rằng việc phóng ra các loại đạn tốc độ cao này không cần tới các động cơ hỏa tiễn. Đây là một sự thay đổi có thể làm giảm thiệt hại phụ và chi phí đạn dược.

Mặc dù ONR dự tính rằng "một chương trình gồm nhiều giai đoạn để có thể biểu diễn phóng đạn thật theo công nghệ này" sẽ diễn ra vào cuối năm 2017 nhưng theo đánh giá của nhiều bên, những gì mà các dự án công nghệ cao này đã đạt được trước đó vẫn là quá 'choáng ngợp'.

  • Lê Thu (theo RT)