Đồn đoán về khả năng Israel tấn công quân sự Iran ngày càng nhiều thêm kể từ khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đưa ra báo cáo mới nhất, trong đó nhận định rằng chương trình làm giàu uranium của Iran tiếp tục đạt được các tiến triển đáng kể. Tuy nhiên, có vẻ như bộ máy lãnh đạo Iran vẫn chưa tin vào những tin đồn này.
Không lực Israel |
Theo nhiều cách khác nhau, điều này cũng phản ánh tranh cãi tại Mỹ. Đảng Cộng hòa do ứng viên Mitt Romney làm đại diện đã nhiều lần chỉ trích Tổng thống Obama của đảng Dân chủ vì đã không thể đưa ra lời đe dọa nào về hành động quân sự đối với chương trình hạt nhân của Iran mà khiến cho lãnh đạo quốc gia Hồi giáo phải e sợ. Và nếu như ai đó bỏ qua lời tuyên bố của ông Romney và coi đó đơn giản chỉ là chiêu trò chính trị trong bầu cử, thì họ sẽ khó có thể phớt lờ lập luận tương tự của các nhà phân tích quốc phòng hàng đầu của Mỹ.
Thực vậy, theo tờ Washingon Post thì ông Romney và những người khác có vẻ như khá đúng khi cho rằng lãnh đạo Iran không hề coi đe dọa tấn công quân sự của Mỹ và Israel 'ra gì'. Tuy nhiên, điều mà họ đã sai chính là nghĩ rằng có thể làm nhiều việc để thay đổi nhận thức này.
Trên thực tế, các lãnh đạo Iran có đủ lý do để bỏ qua mọi đe dọa của Mỹ và Israel. Bất kể chứng cứ trái ngược nhau, thì có vẻ như các lãnh đạo Iran đang đánh giá mức độ xác thực của các lời dọa dẫm này dựa trên những gì mà Mỹ và Israel đã từng làm trong bối cảnh tương tự trước đó. Và nếu như Lãnh đạo Tối cao của Iran Khamenei đang sử dụng phương pháp này để cân nhắc các lời đe dọa của phương Tây thì chẳng có gì ngạc nhiên khi rõ ràng là giáo chủ đã không hề 'làm ngơ'.
Chẳng hạn như với Mỹ, Washington chưa từng tiến hành một cuộc không kích đánh chặn vào bất kỳ cơ sở hạt nhân của quốc gia nào. Nói cách khác, họ đã từng cân nhắc kỹ lưỡng khi làm vậy với với trường hợp: Trung Quốc trong cuộc đua sản xuất bom nguyên tử hồi những năm 1960 và chương trình hạt nhân của Triều Tiên hồi những năm 1990.
Trong tất cả các trường hợp, chính quyền Mỹ đều cân nhắc phương án thiên về quân sự - đặc biệt là trong trường hợp của Trung Quốc, Tổng thống John F. Kennedy còn đi xa hơn khi đã cố gắng và tranh thủ được Liên Xô trong việc tác chiến, và Tổng tham mưu Liên quân đã nghĩ đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để phá hủy các cơ sở này - nhưng sau đó đều hủy các phương án này. Trong mọi trường hợp thì các quốc gia phổ biến hạt nhân đều có tiềm lực về vũ khí hạt nhân. Và do đó Iran chẳng có nhiều lý do để nghĩ rằng lần này sự việc sẽ khác đi.
Chưa kể trong quá khứ, một quốc gia được trang bị hạt nhân như Trung Quốc và Triều Tiên có vẻ như còn nguy hiểm cho Mỹ và các đồng minh hơn là bom của Iran ngày nay.
Nhưng đó là với Washington, còn với Israel lại khác.
Thoạt đầu, nhiều người sẽ thấy kỳ lạ khi giáo chủ Khamenei có vẻ làm ngơ trước các cuộc tấn công "sắp diễn ra tới nơi" của Israel. Vì kể từ khi có hạt nhân, Israel luôn hành động quân sự để ngăn các quốc gia trong khu vực làm điều tương tự. Israel từng tấn công lò phản ứng phục vụ mục đích nghiên cứu Osirak ở Iraq năm 1981, và một cuộc không kích khác nhằm phá hủy cơ sở hạt nhân của Syria vào năm 2007. Hơn nữa, ít nhất là trong trường hợp Iraq, các lãnh đạo Israel đều không hề nhụt chí khi ra lệnh tấn công bất kể các nghi ngờ về việc liệu không lực của họ có đủ khả năng thực hiện tác chiến hay không.
Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn thì mọi việc sẽ trở nên sáng tỏ hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai trường hợp - tình huống Israel hành động quân sự và trường hợp của Cộng hòa Hồi giáo - chính là trong các bối cảnh trước đó, Tel Aviv hành động rất sớm và không có nhiều tranh cãi như lúc này. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của Syria, các cuộc không kích diễn ra khi mới có một vài cơ quan tình báo nước ngoài nắm được thông tin mơ hồ về khu vực này. Ngay cả Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của Liên Hợp Quốc cũng hoàn toàn không biết gì về khu vực này trước đó.
Cách mà Tel Aviv "xử lý" chương trình hạt nhân của Syria và Iraq cũng hoàn toàn phù hợp với lịch sử của Israel, vì các lãnh đạo Israel hầu như luôn chủ động khi họ tin rằng an ninh của mình đang bị đe dọa. Do vậy, sự kiềm chế tương đối mà Israel hiện đang trải qua đối với chương trình hạt nhân của Iran là một điều rất kỳ lạ, và các lãnh đạo Israel chưa bao giờ cố gắng giải thích sự khác biệt này. Từ góc độ của Tehran, Lãnh đạo Tối cao Khamenei không thể coi là hoàn toàn vô lý khi kết luận rằng những lời đe dọa của Israel chỉ nặng về ngôn từ.
Điều này đặc biệt đúng khi xét đến những lợi thế mà giáo chủ Khamenei sẽ có được trong trường hợp Israel sai lầm. Nếu như mọi sự diễn giải vẫn cứ khăng khăng như cũ, và Israel quyết định tấn công, thì chính các lãnh đạo Iran cùng với các lệnh trừng phạt quốc tế và một thế giới Ả Rập vẫn còn lưu luyến với Syria sẽ được lợi nhiều nhất. Dựa trên thực tế là Iran vẫn có thể tự xoay xở tốt với tình hình thì mọi lời đe dọa tấn công của Mỹ và Israel - bất kể là đáng tin cậy đến mức nào - vẫn chẳng thể nào khiến cho lãnh đạo Iran phải từ bỏ chương trình hạt nhân. Và rốt cuộc thì các cuộc tấn công (nếu có thật) sẽ chỉ làm cho Iran nổi lên, thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả những gì mà việc làm giàu uranium có thể mang lại cho quốc gia Hồi giáo này.
- Lê Thu (Theo Diplomat)