Bắc Kinh công khai thể hiện tham vọng trở thành siêu cường trên biển, ra Sách Trắng về quần đảo tranh chấp, biểu tình tại Thái Lan... là thông tin nóng nhất những giờ qua.
Tin nổi bật
Trung Quốc đã chính thức đưa hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ vào hoạt động trong bối cảnh tranh chấp với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư dâng cao.
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc |
“Trong khi đối mặt với hàng loạt thách thức an ninh bên ngoài, phát triển tàu sân bay đã là khát vọng chúng và mong ước chung của cả dân tộc”, ông Yang bình luận.
Con tàu này trước kia hay gọi là "Số 16", giờ được đặt là Liêu Ninh, theo tên của một thành phố ở đông bắc Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng con tàu này sẽ "tăng cường sức mạnh tác chiến toàn diện của hải quân Trung Quốc" và giúp Bắc Kinh "bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và phát triển các lợi ích hữu hiệu".
“Gia nhập các nước sở hữu sân bay sẽ là điều đặc biệt quan trọng, nâng được
khả năng chiến đấu nói chung của hải quân lên mức hiện đại”, Bộ Quốc phòng Trung
Quốc cho hay.
Tàu “sẽ bảo vệ hiệu quả các lợi ích về toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, phát triển
của chúng ta và thúc đẩy hòa bình và phát triển nói chung của thế giới”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết tàu sẽ gia tăng khả năng bảo vệ của Trung Quốc
và “hợp tác trên các vùng biển động khi đối phó vơi các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống”.
Năm ngoái, Bắc Kinh nói rằng con tàu này có mục đích sử dụng để nghiên cứu và huấn luyện là chính khi trấn an Mỹ và các nước láng giềng.
Trước đây một vị tướng về hưu của Trung Quốc gợi ý đặt tên tàu là Điếu Ngư, theo quần đảo tranh chấp với Nhật hiện nay, quần đảo Nhật gọi là Senkaku.
Như vậy, Trung Quốc trở thành thành viên thường trực cuối cùng của Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc sở hữu tàu sân bay.
Tin vắn
- Trung Quốc đã công bố Sách Trắng có tiêu đề "Điếu Ngư - Vùng lãnh thổ cố
hữu của Trung Quốc" khẳng định chủ quyền với đảo Điếu Ngư.
- Tổng thống Ai Cập phản đối can thiệp quân sự của nước ngoài vào cuộc xung đột
Syria, song cho rằng Tổng thống al-Assad phải ra đi.
- Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Australia đã nhất trí tăng cường quan hệ quốc
phòng, đẩy mạnh hợp tác trong các hoạt động chung.
- Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp Meimarakis đã tạm từ nhiệm vì những bê bối liên quan
vụ điều tra tham nhũng nhằm vào 32 nghị sĩ nước này.
- Nhật Bản và Trung Quốc nhất trí tiếp tục duy trì liên lạc trong nỗ lực xoa dịu
căng thẳng leo thang trong quan hệ song phương.
- Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã hội đàm với những người
đồng cấp của Indonesia, Lào và Myanmar.
- Hàn Quốc từ chối cho phép tàu chiến Nhật Bản ghé thăm cảng Busan trong thời
gian diễn ra cuộc tập trận chung đa quốc gia.
- Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản đã hội đàm tại Bắc Kinh nhằm tìm
cách xoa dịu căng thẳng liên quan tới quần đảo tranh chấp.
- Tai nạn hầm mỏ đã xảy ra tại một mỏ than ở thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam
Túc, Trung Quốc khiến ít nhất 20 người chết.
Thông tin trong ảnh
Xung đột đã xảy ra giữa khoảng 100 người biểu tình áo đỏ và khoảng 500 người biểu tình áo vàng tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. |
"Trung Quốc cần phát triển thông qua các khoản đầu tư nước ngoài mà nước này thu hút được... Tôi hy vọng Trung Quốc nhận thức được rằng bất kỳ hành động nào gây cản trở đầu tư nước ngoài cũng là làm hại chính nước này. Gây tổn hại mối quan hệ bằng những hành vi như thế thì không chỉ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của hai nước mà còn cả kinh tế toàn cầu".
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đưa ra lời cảnh báo quan hệ kinh tế Trung - Nhật có thể bị tổn hại vì tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trên tờ Wall Street Journal.
Ngày này năm xưa
26/9//1907 – Newfoundland và New Zealand trở thành nước tự trị của Đế quốc
Anh.
26/9/1983 – Trung tá Xô Viết Stanislav Yevgrafovich Petrov tránh được chiến
tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng minh báo động giả mặc dù hệ thống
cảnh báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công.
-
Lê Thu (tổng hợp)