Thế giới có thể đối mặt với tình trạng thiếu tã lót dùng một lần sau khi một
vụ nổ và hỏa hoạn xảy ra tại một nhà máy hóa chất của Nhật, nơi cung cấp 1/5 nhu
cầu thị trường toàn cầu.
Thái muốn biến Bangkok thành New York
Mổ xẻ áo giáp 'chiến binh tương lai' của Nga
Vụ nổ làm một lính cứu hỏa thiệt mạng, 35 nhân viên cứu hộ khẩn cấp bị thương. Vụ nổ xảy ra sau khi một đám cháy bốc lên do phản ứng hóa học, diễn ra chiều 29/9 tại một nhà máy do Nippon Shokubai Co. vận hành ở thành phố Himeji, gần Osaka, miền trung nước Nhật.
Nippon Shokubai kiểm soát phần lớn thị phần thế giới về polime siêu thấm, vốn được dùng trong sản xuất tã lót, và công ty này đã mở rộng mạng lưới bán toàn cầu của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của thế giới.
Theo Nippon Shokubai, nhu cầu cao tới mức các cơ sở sản xuất của họ phải hoạt động hết công suất và công ty đã công bố các kế hoạch thiết lập cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Công ty đặc biệt muốn đáp ứng nhu cầu đang tăng về tã lót dùng một lần ở Trung Quốc.
Polime siêu thấm có thể hút sạch chất thải của trẻ em qua hydro gắn với phân tử nước. Thông thường, các loại tã lót dùng công nghệ này có thể thấm hút gấp 50 lần trọng lượng chất lỏng của chính nó. Nếu hoạt động của nhà máy bị ngừng trong một thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất.
Trước khi bị hủy hoại, nhà máy Himeji sản xuất được 320.000 tấn polime siêu thấm, chiếm 20% thị phần toàn cầu, báo Sankei cho biết.
Hiện, sức ép đang gia tăng với các cơ sở sản xuất khác của công ty nhằm đáp ứng lượng thiếu hụt.
Tính trung bình, một đứa trẻ tại Anh sẽ dùng tới 6.500 tã lót trong 2,5 năm đầu, theo nghiên cứu của Hội đồng hạt Surrey.
Theo mạng lưới môi trường phụ nữ, mỗi năm ở Anh có 3 tỷ chiếc tã lót đã bị vứt bỏ, khoảng 8 triệu chiếc một ngày. Tính tổng số, hơn 90% số tã lót đã dùng bị vứt ở các bãi rác.
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ ước tính, mỗi năm, có 16 tỷ chiếc tã lót dùng một lần được sử dụng tại nước này.
- Hoài Linh (Theo Telegraph)