Nhờ anh chàng ca sỹ có thân hình đẫy đà và nhảy điệu ngựa phi, PSY, người đã trở thành một anh hùng quốc gia vì có công quốc tế hóa K-pop, mà "Gangnam" được đưa vào từ vựng toàn cầu.

TIN BÀI KHÁC:


Bất kỳ ai từng tra cứu trên Google đều biết rằng nghĩa đen của từ "Gangnam" có nghĩa làm "phía nam con sông" và là nơi lộng lẫy nhất của Seoul - theo một cách nào đó, từ "Gangnam" cũng được dùng để chỉ khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng tại Hàn Quốc.

Hầu hết các bài báo gần đây trên các phương tiện truyền thông địa phương đều nêu bật sự chênh lệch giữa các ngân hàng ở khu vực Gangnam và Gangbuk (phía bắc con sông).

Tỷ lệ nhân viên và khách hàng tại các ngân hàng ở Gangnam gấp đôi so với Gangbuk, khi các ngân hàng cạnh tranh để lôi kéo được "giới siêu giàu",  những người sống trong khu vực.

Từ New Yorker nói về "hiện tượng Gangnam" và hỏi những câu như "Bạn có chờ đợi một Gangnam Trung Quốc không?" tới Business Insider nói những thứ nực cười như "Uống cà phê đắt tiền là cách mà những người ở Gangnam thể hiện sự giàu có của họ," chúng tôi [tác giả] nghĩ rằng đã tới lúc để giới thiệu đôi chút về đặc điểm kỳ quặc của Gangnam và những cư dân hi-so của họ.

Dưới đây là những điều thực tế về "Gangnam Style":

1. Tìm dịch vụ hỗ trợ cá nhân để giúp bạn làm mọi thứ


Tất cả đều bắt đầu với "Hajuseyo" (nghĩa đen là "hãy làm điều này cho tôi" trong tiếng Hàn), một đội ngũ trợ lý cá nhân trên những chiếc xe màu hồng sáng. Cơ sở khách hàng ban đầu được cho là hàng trăm gái gọi có thu nhập cao sống một mình trong các "officetels" (căn hộ nhỏ) ở khu Gangnam, nhưng nó đã dần dần được phổ biến do truyền miệng.

Tất cả cần làm là gọi một cuộc điện thoại và những trợ lý cá nhân sẽ tới bất kỳ đâu và làm tốt bất cứ điều gì bạn yêu cầu họ làm, từ đi lấy món ăn mà bạn yêu thích tại nhà hàng không giao tận nhà tới tìm giúp bạn chiếc điện thoại bỏ quên ở đâu đó và khiêng vác vật nặng. Giá cả được thay đổi theo nhiệm vụ.

Điều này chứng minh một điều ở Gangnam đó là: họ sẽ tính phí nhiều hơn nếu bạn yêu cầu họ đi tới Gangbuk, phía bắc con sông.

2. Bỏ ra nhiều tiền để làm đẹp


Man & Nature là một trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ chỉ dành cho nam giới tại khu làm đẹp Apgujeong ở Gangnam.

"Nhiều bạn bè của tôi đã đi làm lại mắt ở Gangnam sau khi chỉnh sửa chúng ở những nơi rẻ tiền hơn," Anna Kim, 21 tuổi, một sinh viên tới từ Daejeon, cho biết. Phẫu thuật mắt hai mí ngày càng trở nên phổ biến ở Hàn Quốc.

"Nó thực sự tốn tiền và đắt đỏ nhưng sẽ giúp bạn tự nhiên hơn. Bạn nên tới Apgujeong phẫu thuật thẩm mỹ từ đầu."

Ngoài các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ và nhỏ vành tai, khu vực Cheongdam của Gangnam còn được biết tới với các tiệm trang điểm và cắt tóc đắt đỏ, nơi một lần cắt tóc có thể tốn tới 225 usd và giá của vài giờ mát-xa (thói quen hàng ngày của nhiều quý bà sống ở đây) thường mất khoảng 900 usd.

Các chuyên gia trang điểm Hàn Quốc và những dòng sản phẩm riêng của họ đã mở các phòng trưng bày flagship trong khu vực để lôi kéo những khách hàng giàu có với những loại kem dưỡng da mới nhất.

3. Chơi nhiệt tình, thâu đêm suốt sáng

Như PSY miêu tả, Gangnam đầy rẫy đàn ông "vỡ tim vào ban đêm" và những phụ nữ "xõa tóc và biết cách tiệc tùng."

Để đáp ứng nhu cầu của những quý bà, quý ông sôi nổi, những người tụ tập ở bờ nam sông Hàn, khu vực này xuất hiện một loạt nhà hàng, quán rượu, câu lạc bộ và thậm chí là cả tiệm cắt tóc, hàng làm móng và hiệu thuốc mở thâu đêm.

Các câu lạc bộ có lẽ đóng cửa vào buổi sáng (khoảng 8 giờ) nhưng nhiều các cửa hàng khác vẫn mở 24/24.

4. Taxi không thích bạn


Chúng tôi không chắc rằng đang có một cuộc biểu tình hùng hổ-thụ động chống lại tầng lớp siêu giàu hay không nhưng các tài xế taxi thường trêu chọc các hành khách, những người cố gắng bắt taxi ở Gangnam, đặc biệt là khu vục Ga Gangnam, nơi đôi khi phải mất tới hàng tiếng đồng hồ để gọi một chiếc taxi vào nửa đêm.

Những người lái taxi đi chậm rãi, kéo cửa sổ xuống và lắc lư đầu khi bạn nói về địa điểm bạn muốn tới, và nói rằng họ đang tới Bundang, Suwon, Icheon hoặc bất cứ nơi nào khác chứ không phải nơi bạn muốn đi.

Chính quyền thành phố Seoul đang cố gắng để khắc phục hiện tượng này trong nhiều năm, cử các nhân viên tình nguyện tới Ga Gangnam để tước bằng lái của những lái xe không hợp tác, nhưng đều vô ích.

5. Chụp những bức ảnh cưới tuyệt vời như trong thần thoại


Cheongdam và Nonhyeon tại Gangnam, từng là khu vực tập trung các quán bar và cà phê, đang dần dần trở thành "thị trấn hôn lễ".

Vào bất cứ ngày nào trong tuần, bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh các cô dâu tay nắm chặt tay chú rể khi lênh kênh trên những đôi giày cao gót trong các ngõ hẻm lát đá sỏi hoặc leo lên những cây sồi ở công viên Dosan.

Ba hoặc bốn nhiếp ảnh gia sẽ đi đi lại lại và nói vài câu động viên như: "Tất cả sẽ được chỉnh sửa bằng Photoshop"  vì thế chỉ cần nhìn theo sự chỉ dẫn của anh ấy!

Ảnh cưới bắt đầu trở thành trào lưu cách đây 3 năm, nhờ vào những chương trình truyền hình thực tế như "We Got Married", nơi các nhân vật nổi tiếng tại Hàn Quốc được kết đôi ngẫu nhiên và giả vờ đám cưới.

Trong chương trình, một trong những cảnh quay cho mỗi cặp đôi là khi họ đi tới Cheongdam-dong và chụp ảnh cưới. Chú rể giả sẽ tỏ ra ngạc nhiên khi "cô dâu" của họ xuất hiện lần đầu trong một chiếc váy cưới.

Tại thị trấn hôn lễ, cô dâu và chú rể sẽ dành ra hai tới ba ngày để chụp ảnh trong nhiều bộ trang phục khác nhau. Nhiều người cũng thuê luôn những bộ trang phục này cho đám cưới. Bạn bè và gia đình cũng tham gia chụp ảnh và sau đó những bức ảnh này sẽ được trình chiếu trên một màn hình lớn tại đám cưới thực.

"Tôi thấy bài báo này ở Trung Quốc nói về chuyến đi tới Seoul chụp ảnh cưới và tôi là một người hâm mộ K-pop nên khi nhìn những bức ảnh cưới trên "We got married", tôi biết tôi muốn tới đây để chụp hình," Li Xiaoying, 29 tuổi, cùng chồng bay từ Bắc Kinh tới Seoul một tuần để thực hiện bộ ảnh của mình, cho hay.

Li nói rằng cô biết nhiều cặp đôi cũng làm như vậy trước đám cưới.

"Chúng tôi sẽ đi tham quan sau đó. Như thế sẽ rất lãng mạn," Li nói.

Sầm Hoa (Theo Cnngo)