Quần đảo đang nằm trong tâm điểm tranh cãi giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay có tên Senkaku theo cách gọi của Tokyo, Điếu Ngư theo cách gọi của Bắc Kinh.

Sơ đồ các đảo trong quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
Quần đảo này nằm trên biển Hoa Đông, cách Đài Loan khoảng 170km về phía đông bắc. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.

Tổng diện tích của quần đảo là 6,3 km2 với 5 đảo không người ở và ba đảo đá nhỏ.

Dưới đây là những mốc thời gian chính liên quan tới các bên tranh chấp quần đảo này:

Năm 1371: Trung Quốc tuyên bố đã phát hiện ra một quần đảo từ thời Trung cổ

Thập kỷ 1780: Quần đảo Điếu Ngư được coi là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc trên các bản đồ của Nhật Bản năm 1783 và 1785

Năm 1895: Nhật Bản thôn tính quần đảo này sau cuộc chiến Trung - Nhật đầu tiên

Năm 1900: Một thương nhân người Nhật là Koga Tatsushiro đã mở một công ty cá trên đảo và hoạt động cho tới năm 1940, sau đó, các đảo này bị bỏ hoang.

Năm 1945: Sau chiến tranh Thế giới II, Mỹ tiếp quản quần đảo

Nhật Bản hiện đang 'mắc kẹt' trong ba quần đảo tranh chấp: Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc, Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và nam Kuril với Nga.
Năm 1969: Ủy ban Kinh tế của Liên Hợp Quốc đặc trách khu vực châu Á và Viễn Đông (ECAFE) nhận định rằng khu vực lân cận của quần đảo này có trữ lượng dầu và khí đốt.

Năm 1972: Mỹ trao lại quyền kiểm soát quần đảo này cho Nhật

Thập kỷ 1970: Những người hậu duệ của thương nhân Tatsushiro đã bán lại các đảo đá này cho gia đình nhà Kurihara. Hòn đảo thứ năm trong quần đảo này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Nhật Bản

Năm 1992: Trung Quốc tuyên bố rằng quần đảo này thuộc "lãnh thổ nguyên gốc của Trung Quốc"

Năm 1999: Các mỏ khí đốt trữ lượng 200 tỉ m3 được tìm thấy ở gần quần đảo.

Năm 2002: Chính phủ Nhật thuê lại bốn đảo từ gia đình Kurihara

09/2010: Nhật Bản mua ba trong số năm hòn đảo và tuyên bố ý định quốc hữu hóa quyền kiểm soát đối với cả quần đảo, làm  bùng nổ căng thẳng với Trung Quốc.

  • Lê Thu (Theo RIA)