Hầu hết mọi người trên thế giới sẽ không thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tại Mỹ cho dù việc này liên quan rất lớn tới quyền lợi của họ. Những người không phải công dân Mỹ ủng hộ cho Barack Obama tái cử áp đảo so với ứng viên Mitt Romney. Sở dĩ có việc này là vì rất nhiều lý do.


Tổng thống Mỹ Barack Obama
Về khía cạnh kinh tế, các tác động từ chính sách của ông Romney trong việc tạo ra một xã hội bất bình đẳng hơn và chia rẽ hơn có thể không cảm nhận thấy rõ từ bên ngoài nước Mỹ. Nhưng trong quá khứ nhiều nước đã đi theo mô hình Mỹ bất kể tốt xấu.

Toàn cảnh bầu cử Tổng thống Mỹ 2012
Vào ngày bầu cử 6/11, người dân Mỹ sẽ chọn ra tổng thống nhiệm kỳ mới 4 năm, tổng thống đương nhiệm Obama hay đối thủ đảng Cộng hòa Romney sẽ giành chiến thắng?
 

Rất nhiều quốc gia mau chóng tán thành câu thần chú của Ronald Reagan về các thị trường không điều tiết - các chính sách sau cùng đã mang lại một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Các quốc gia khác đã theo sau Mỹ rồi cũng trải nghiệm sự bất bình đẳng - tiền chất lên những tầng lớp trên, nghèo dồn hết xuống tầng lớp dưới, còn giới trung lưu thì suy yếu thêm.

Với nỗ lực để giảm bớt thâm hụt ngân sách một cách hấp tấp trong khi nền kinh tế Mỹ vẫn còn rất mong manh, các chính sách mâu thuẫn mà ông Romney đề xuất sẽ hầu như chắc chắn làm suy yếu thêm tăng trưởng của Mỹ vốn đang rất 'xanh xao' và nếu như cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu xấu đi, một cuộc suy thoái khác lại hình thành.

Vào thời điểm đó, với việc nhu cầu của Mỹ chìm nghỉm, phần còn lại của thế giới sẽ cảm nhận rõ các tác động về kinh tế của chính quyền Tổng thống Romney gần như là trực tiếp.

Điều này dấy lên câu hỏi về toàn cầu hoá - quá trình dẫn tới hành động nhất quán từ rất nhiều mặt trận của cộng đồng quốc tế. Nhưng thứ rất cần cho thương mại, tài chính, biến đổi khí hậu và một loạt lĩnh vực khác vẫn chưa được thực thi.

Rất nhiều người cho rằng các thất bại trên một phần là do thiếu vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nhưng trong khi Romney có thể lấy hết vẻ hiên ngang và lớn giọng, các lãnh đạo khác của thế giới có thể không muốn đi theo ông, họ có niềm tin (nếu tôi không nhầm) rằng ông ấy có thể đưa nước Mỹ đi lầm đường.

Hơn nữa, thực tế cho thấy chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ không hiệu quả cũng chẳng ổn định. Với hầu hết thu nhập của người dân Mỹ ứ đọng trong suốt cả một thập kỷ rưỡi, rõ ràng là mô hình kinh tế Mỹ không phân phối tới hầu hết công dân Mỹ như dữ liệu GDP chính thức đã cho thấy. Thực vậy, mô hình này đã nổ tung trước cả khi George W. Bush rời Nhà Trắng.

Cùng với các vụ lạm dụng nhân quyền khi còn đương nhiệm, cuộc Đại Suy thoái - vốn có thể và đã lường trước các hậu quả -  trong các chính sách kinh tế cũng làm suy yếu sức mạnh mềm của Mỹ ở mức tương đương với những gì mà Iraq và Afghanistan đã làm đối với uy tín của sức mạnh quân sự Mỹ.

Về khía cạnh các giá trị - chủ yếu là các giá trị mà Romney và người đồng hành Paul Ryan chỉ ra, mọi thứ cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Chẳng hạn, mọi quốc gia tân tiến khác công nhận quyền tiếp cận chăm sóc y tế, và luật 'Chăm sóc Sức khoẻ vừa túi tiền' của Obama đã cho thấy một bước tiến quan trọng theo mục tiêu đó. Nhưng Romney lại chỉ trích nỗ lực này và chẳng đưa ra một điều gì khác thay thế.

Nước Mỹ giờ đây lại có một bản sắc riêng khi ở trong nhóm các quốc gia tân tiến nhưng lại tạo điều kiện ít nhất cơ hội bình đẳng cho mọi công dân của mình. Và các kế hoạch cắt giảm ngân sách quyết liệt của ông Romney nhằm vào những người nghèo và giới trung lưu sẽ cản trở hơn nữa động lực xã hội.

Cùng lúc đó, ông Romney có thể mở rộng thêm chi tiêu cho quân sự, tốn nhiều tiền hơn cho các loại vũ khí chẳng chống được các loại kẻ thù thực tế không tồn tại, làm giàu thêm cho những nhà thầu quân sự như Halliburton mà đáng ra các khoản tiền đó lại vô cùng cấp thiết cho đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Dù cho ông Bush không có mặt trong lá phiếu, nhưng Romney thực tế chẳng cách xa các chính sách của Bush là mấy. Trái lại, chiến dịch của ông lại nhấn mạnh vào các cố vấn tương tự, dốc lòng chi tiêu nhiều hơn cho quân sự y chang, và chung niềm tin rằng cắt giảm thuế cho người giàu chính là giải pháp cho mọi vấn đề kinh tế, và bài toán ngân sách mờ mịt như nhau.

Hãy cân nhắc giả dụ, có ba vấn đề đang trong tâm điểm của nghị trình toàn cầu được đề cập trước đó: biến đổi khí hậu, quy định tài chính và thương mại. Romney đã lặng thinh trong vấn đề đầu tiên, và rất nhiều người trong đảng của ông là những người 'phủ nhận khí hậu'. Thế giới không trông chờ gì vào vai trò lãnh đạo tài tình của Romney ở lĩnh vực này được.

Còn về quy định tài chính, trong khi cuộc khủng hoảng gần đây đã làm nổi bật nhu cầu đối với các quy định chặt chẽ hơn thì thoả thuận trong rất nhiều vấn đề đã bị lảng tránh một phần là bởi chính quyền Obama quá thân với lĩnh vực tài chính. Nhưng với Romney thì còn chẳng có khoảng cách nào hết: nói một cách ẩn dụ, ông chính là lĩnh vực tài chính.

Một lĩnh vực tài chính mà dựa trên đó rất cần tới một thoả thuận toàn cầu để đóng cửa các thiên đường ngân hàng nước ngoài vốn tồn tại chủ yếu cho các mục đích như trốn và tránh thuế, rửa tiền, và tham nhũng.

Tiền không tới các đảo Cayman vì ánh nắng mặt trời khiến nó tăng lên nhanh hơn, và số tiền này còn tăng lên gấp bội nếu như không có ánh nắng mặt trời soi rọi. Nhưng, khi mà Romney không thể biện hộ được vì sao ông sử dụng các ngân hàng Cayman, chúng ta khó có lòng nhìn thấy các tiến triển thậm chí là trong lĩnh vực này.

Về thương mại, Romney hứa hẹn sễ tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc và tuyên bố họ là kẻ thao túng tiền tệ ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, đây là lời hứa đẩy ông vào một không gian rất hẹp để có thể xoay xở được. Ông đã khước từ thực tế đồng Nhân dân tệ đã được đón nhận nhiều hơn trong những năm gần đây, trong khi các thay đổi trong tỉ giá hối đoái có thể tác động lên thâm hụt thương mại song phương, điều quan trọng chính là thâm hụt ngân sách đa phương của Mỹ. Một đồng Nhân dân tệ mạnh hơn đơn giản có thể đồng nghĩa với một sự thay đổi ở Mỹ từ việc Trung Quốc hạ chi phí sản xuất trong mặt hàng dệt, may mặc và các hàng hoá khác.

Thế giới cực kỳ quan tâm tới bầu cử tại Mỹ. Đáng tiếc thay, hầu hết những người sẽ bị tác động bởi sự kiện này - hầu như cả thế giới - lại không thể làm gì để gây ảnh hưởng lên kết quả cuối cùng.

Tác giả: Joseph Stiglizt - nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001

  • Lê Thu (dịch từ Slate)