Vấn đề việc làm trong những tháng tới đây có thể sẽ là tín hiệu tích cực hiếm hoi chờ đợi Tổng thống Obama khi ông tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Bên cạnh đó sẽ là vô số thách thức gian nan khác mà ông cần vượt qua.


Một trong những thách thức mà ông Obama cần khắc phục đầu tiên là vấn đề nhân quyền, đặc biệt là tại nhà tù Guantánamo
Tin vui: Việc làm

Bất kỳ ai chiến thắng trong ngày hôm qua ở cuộc đua vào Nhà Trắng đều sẽ phải đưa nền kinh tế trở về hoạt động bình thường để điều hành một cách hợp lý về mặt cơ bản. Công việc này có vẻ sẽ thú vị hơn là so với một thập kỷ đau buồn vừa qua.

Mitt Romney ước đoán rằng các chính sách của ông sẽ mang lại thêm 12 triệu việc làm nữa. Điều này khiến ông gặp vấn đề với những người đối chứng dữ liệu nhưng rất nhiều người cũng có chung suy nghĩ đó.

Chẳng hạn như phân tích của Moody hồi tháng Tư năm nay cũng cho xuất bản một dự báo về kinh tế cho rằng bốn năm tới sẽ có 11,7 triệu việc làm mới được tạo ra. Còn hãng Macroeconomic Advisers cũng đưa ra một dự báo tương tự với con số 12,3 triệu việc làm mới.

Tất nhiên, không phải ai cũng quá lạc quan. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) có quan điểm u ám hơn một chút khi cho rằng chỉ có khoảng 9,6 triệu việc làm sẽ được tạo mới trong bốn năm nữa. Lý do CBO giả định như vậy là vì chính sách thuế và cắt giảm chi tiêu sẽ được áp dụng toàn diện theo luật hiện hành.

Dù con số 9,6 triệu vẫn là rất thấp hoặc thực tế có khi thấp hơn thế thì đó vẫn được nhìn nhận là quá thành công so với những gì mà Mỹ đang chứng kiến.

Tin buồn: Nhân quyền

Trước khi có kết quả chính thức ai sẽ là Tổng thống Mỹ, các ứng viên có thể bất đồng với nhau về các vấn đề nhân quyền, nhưng Tổng thống tới đây sẽ phải đối mặt với các thách thức vượt qua các ranh giới của hai đảng.

Mặc dù Mỹ luôn tuyên bố ủng hộ và kêu gọi nhân quyền, nhưng vẫn có một số nơi Mỹ 'mắt nhắm mắt mở' chẳng hạn như tại Bahrain, Ethiopia, Rwanda, Ả Rập Xê Út, và Uzbekistan. Điều kỳ lạ nhất là Mỹ vẫn đang để ngỏ vấn đề này tại Israel - đồng minh thân cận nhất của Washington  tại Trung Đông. Ban đầu, Obama gây sức ép với các lãnh đạo Israel về vấn đề mở rộng các khu tái định cư. Nhưng gần đây, các ứng viên vì muốn tranh thủ sự ủng hộ của các cử tri Do Thái tại Mỹ nên đã cho phép Thủ tướng Benjamin Netanyahu có biện pháp cứng rắn nhằm vào phía người Palestine.

Bên cạnh đó, việc Obama cho phép sử dụng máy bay do thám không người lái để tiêu diệt các nhóm khủng bố mà không chú tâm đầy đủ tới việc đảm bảo tiêu chí pháp lý phù hợp với luật quốc tế.

Obama đã chấm dứt việc tra tấn trong các nhà tù mà chính quyền Bush từng cho phép. Nhưng ông đã không giữ đúng lời hứa đóng cửa nhà tù Guantánamo (mặc dù có thành công ở khía cạnh không bổ sung người tạm giam ở nhà tù này nữa).

Châu Âu

Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng liên quan tới tồn vong của liên minh này. Và giờ là lúc Mỹ nhận ra điều đó.

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp gần như khiến nền kinh tế toàn cầu chững lại. Ngay trước tháng 11/2012, 21 cuộc họp thượng đỉnh châu Âu được tổ chức, ba quốc gia châu Âu nhận được gói cứu trợ (Ireland, Bồ Đào Nha, Hy Lạp); thêm hai quốc gia nữa là (đảo Ship và Tây Ban Nha) đều chuẩn bị phải nhận cứu trợ, 17 chính phủ châu Âu đã phải thay đổi hoặc sụp đổ kể từ khi khủng hoảng nổ ra.

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực đồng tiền chung châu Âu lên tới mức lịch sử 11,6% (Tây Ban Nha là 25,8%) trong khi tăng trưởng kinh tế dự báo chỉ đạt 0,5% trong năm 2012.

Bản thân Mỹ cũng có một cuộc khủng hoảng đủ trầm trọng để kéo tụt nền kinh tế. Lúc này, một thảm họa địa kinh tế kéo dài một thập kỷ có thể tiếp tục tàn phá thêm nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama.

 Washington có vẻ như vẫn chưa thấu hiểu hết thực tế là các đồng minh thân và đối tác thân cận nhất của họ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng sống còn nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II trở lại đây. Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để đáp lại châu Âu?

Đồng thuận về An ninh quốc gia

Bất kể ai lên làm Tổng thống nhiệm kỳ này thì chính sách đối ngoại của Mỹ cũng không khác nhiều so với bốn năm qua. Cả phe Cộng hòa và Dân chủ đều có nhiều quan điểm tương đồng trong hầu hết các vấn đề đối ngoại. Nhưng phe Cộng hòa lại luôn lo ngại về các đe dọa từ bên ngoài hơn là phe Dân chủ. Mặc dù vậy, đa số người Mỹ giờ đây đồng tình rằng vấn đề Iraq và Afghanistan không còn đáng lo ngại như trước nhưng vấn đề bây giờ là đồng thuận theo hướng vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ theo hướng có chọn lọc và cẩn trọng hơn.

Trở ngại không nhỏ của ông Obama là phải vượt qua được các bất đồng với Tổng thống Nga Putin về lá chắn tên lửa ở châu Âu, trong khi ứng viên Mitt Romney vẫn coi Nga là 'kẻ thù số một về địa chính trị' và Hạ viện do đảng Cộng hòa nắm giữ đa số.

Tổng thống Obama đều đe dọa sử dụng vũ lực đối với vấn đề Iran nếu như Tehran tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân vì mục đích quân sự và không tính đến khả năng can thiệp quân sự tại Syria. Đây sẽ là hai phép thử lớn cho Tổng thống Mỹ thứ 45 trong những tháng tới đây.

(Còn nữa....)

  • Lê Thu (tổng hợp)