Có rất nhiều điểm tương đồng nổi bật giữa chiến thắng tái cử của Barack Obama tuần trước và của George W. Bush năm 2004.

TIN BÀI KHÁC:


Vợ chồng ông Obama đi với vợ chồng ông Bush ra trực thăng của họ sau lễ nhậm chức năm 2009.


Cả hai vị đều bắt đầu với nạn thất nghiệp cao; mỗi người có một gánh nặng chính trị - cuộc chiến Iraq đối với ông Bush, nền kinh tế đối với ông Obama - và cả hai đều thành công trong vạch rõ cuộc đua và phe đối lập trước khi các đối thủ của họ có thể làm được.

Họ đều giành chiến thắng sít sao, với cách biệt tương tự ở phiếu phổ thông, mặc dù ông Obama làm tốt hơn nhiều ở phiếu đại cử tri.  

Các kiến trúc sư của chiến dịch thành công năm nay, David Axelrod, David Plouffe và Jim Messina, đã tranh đua với chiến lược và sự thành công của Ken Mehlman và Karl Rove 8 năm trước.

Nguy hiểm cho ông Obama là ở chỗ, những điểm tương đồng sẽ tiếp tục tác động sau bầu cử. Không đánh giá đúng được nhu cầu thay đổi ở bên trong và chấp nhận sự thỏa hiệp lưỡng đảng, ông Bush đã không thực hiện được nghị trình nhiệm kỳ 2. Những tổng thống thành công trong nhiệm kỳ 2 - Ronald Reagan chẳng hạn - đều thực hiện các tính toán chính trị mới và điều hành khác biệt. 

Hai dấu hiệu phiền toán cho đương kim Tổng thống trong vài tháng tới: Liệu bức tranh về việc bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt trong chính phủ, các bộ và Nhà Trắng tập trung vào mức độ yên tâm của Tổng thống, và liệu nền tảng chính trị đã giúp ông tái cử không kêu ca phàn nàn. 

Vấn đề tài khóa - thuế, chi tiêu và nợ công - là một cửa ngõ mà qua đó, mọi hành động sau đó phải đi theo.

Nếu tổng thống và Quốc hội dàn xếp được một thỏa thuận đáng tin, rất nhiều lựa chọn sẽ tuôn ra cho cả hai đảng; nếu không, hai năm tới cũng sẽ giống như hai năm trước.

Nhà Trắng của Đảng Dân chủ và Hạ viện của phe Cộng hòa đều tin rằng họ có các lá bài chính trị. Những người Cộng hòa ở Hạ viện giữ lại gần như tất cả các ghế của họ, đẩy lui những công kích về quan điểm của họ đối với Medicare và cắt giảm thuế cho người giàu. Họ không hề e sợ Nhà Trắng này.  

Những người Dân chủ nói họ sẵn sàng vượt qua cái gọi là vực thẳm tài khóa và để cho mọi kiểu cắt giảm thuế thời Bush hết hạn và các cắt giảm chi tiêu tự động có hiệu lực. Họ cho rằng, những lo ngại về một biến động kinh lớn tế sẽ buộc phe Cộng hòa rốt cục phải chùn bước.

Nếu một cuộc đấu cuối cùng gây ra một sự suy sụp kinh tế nghiêm trọng, mỗi bên sẽ đổ lỗi cho nhau; việc không hành động sẽ làm tổn hại cho đảng đang kiểm soát Nhà Trắng và chu kỳ chính trị này chỉ rõ các lợi ích của phe Cộng hòa trong năm 2014. 

Cách duy nhất để tránh một kết cục như vậy là những cắt giảm lớn trong Medicare và các khoản tăng thuế trên 800 triệu USD mà Chủ tịch quốc hội John Boehner muốn đàm phán một năm rưỡi trước.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2 của chính quyền Bush, Tổng thống đã chuyển vấn đề kinh tế cho Bộ trưởng tài chính mới của ông, James A. Baker III, và người phó của ông này là Richard Darman. Trong vòng một năm rưỡi, họ đã thương lượng được một biện pháp cắt giảm các thuế suất cá nhân nhưng tăng thuế lợi nhuận tài sản đầu tư và thuế tập đoàn. 

Phe Cộng hòa của ngày nay nói rằng họ sẽ không bao giờ đàm phán một thỏa thuận nếu họ không nhận được những thay đổi dứt điểm về chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt là Medicare. Họ sẽ thúc giục áp dụng một hệ thống các voucher hoặc hỗ trợ phí bảo hiểm, như nghị sĩ Paul D. Ryan, liên danh tranh cử của ông Mitt Rommney, chủ trương. Điều đó không có triển vọng thành công đối với phe Dân chủ, vì họ xem thường ý kiến này xuyên suốt chiến dịch. 

Điều đó buộc Nhà Trắng phải vạch ra nhiều lựa chọn. Tổng thống sẽ phải dựa vào những tay thiện xạ về chính trị và các chuyên gia chính sách giàu kinh nghiệm, trong đó có cả Chánh văn phòng Nhà Trắng acob J. Lew, và Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Gene Sperling. Tổng thống đã có những tài sản đó trong mấy năm qua. 

Ông cần một người thay đổi cuộc chơi, một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng trong cộng đồng doanh nhân, người có thể giúp gây sức ép với những người Cộng hòa cứng rắn nhất.  

Một khả năng là tranh thủ một nhà đàm phán đặc biệt, cựu Tổng thống Bill Clinton. Không một ai có thể điều chỉnh tốt hơn vấn đề kinh tế/tài khóa hoặc nắm rõ hơn cách thức làm việc với Đảng Cộng hòa hơn chính khách kỳ cựu này.  

Ngôn từ của cả hai đảng trong những ngày gần đây về vấn đề tránh né khủng hoảng tài chính là rất tích cực và lạc quan hơn thực tế. Nếu Tổng thống bám giữ trật tự thông thường, không tìm kiếm thỏa thuận thì khi đó vấn đề này sẽ phủ bóng suốt nhiệm kỳ 2 của ông.

Thanh Hảo (Theo NY Times)