Các chuyên gia cho rằng hành vi xấu của du khách Trung Quốc là kết quả của những áp lực xã hội hơn là bản tính của họ.

TIN BÀI KHÁC:


Người Trung Quốc đang trở thành những khách du lịch tiềm năng nhất. Số liệu thống kê cho thấy họ sẽ thực hiện khoảng 80 triệu chuyến du lịch nước ngoài vào năm 2012. (Ảnh: China Daily)

Những cách hành xử tồi tệ ở nơi công cộng do nhiều yếu tố gây ra và đó không chỉ là do tính cách cá nhân. Các chuyên gia cho rằng cần phải xem xét tới môi trường và hoàn cảnh xã hội, lịch sử.

"Mọi người khá là khoan dung và lịch sự trong cuộc sống hằng ngày khi đối xử với người quen và bạn bè nhưng khi được đặt trong một đám đông hoặc một nơi xa lạ như khi đi du lịch nước ngoài, những cơ hội khiến họ dễ trở nên tức giận, thô lỗ, hung hăng và thậm chí là bạo lực hơn," Han Xueqing, Giám đốc khoa Tâm lý học lâm sàng, Bệnh viện Tongren, Bắc Kinh cho hay.

Bà cũng nhắc tới trường hợp một người đàn ông lớn tuổi chết vì bệnh đau tim sau khi cãi cọ với hai người phụ nữ trẻ tại tàu điện ngầm Bắc Kinh trong giờ cao điểm.

"Các nghiên cứu cho thấy ở một nơi ồn ào con người có xu hướng trở nên thô lỗ và tức giận," bà nói. "Đó là vì họ cảm thấy không an toàn hoặc bị đe dọa. Đó là bản tính con người để chuyển sang chế độ tự bảo vệ mình và tìm ra cảm giác thoải mái cho riêng mình".

Khách du lịch vứt rác bừa bãi trên một bãi biển ở Khu nghỉ dưỡng Dadonghai, Tam Á, tỉnh Hải Nam trong kỳ nghỉ Quốc khánh. (Ảnh: China Daily)

Trong một xã hội tự hào với nền văn minh 5.000 năm, được hình thành bời các học thuyết của Khổng Tử và Mạnh Tử, giáo dục công dân đã được bắt đầu từ rất sớm.

Tại trường học, trẻ con quen thuộc với câu chuyện "Khổng Dung nhường lê". Vào thời Đông Hán, có một cậu bé tên là Khổng Dung. Khổng Dung là một người thông minh từ nhỏ. Cậu có 5 người anh trai và 1 người em trai. Một hôm, cha cậu mang tới một giỏ lê và chọn cho cậu quả to nhất nhưng Khổng Dung lắc đầu không nhận mà chỉ nhặt quả nhỏ nhất trong giỏ.

Khi cha hỏi tại sao lại như vậy, Khổng Dung chỉ nói rằng: "Con là người bé hơn, nên ăn quả nhỏ hơn, còn quả to nhường cho các anh". Người cha hỏi lại: "Nhưng em trai con còn nhỏ hơn con cơ mà." Khổng Dung đáp: "Con là anh, con nên nhường quả to hơn cho em." Khổng Dung sau này đã trở thành một học giả nổi tiếng.

Nhiều người Trung Quốc đã hiểu được ý nghĩa trong câu chuyện trên và được dạy rằng lịch sự và thân thiện là dấu hiệu của một xã hội văn minh.

Nhưng đối với nhiều người, những giá trị đó đã bị ném qua cửa sổ trong suốt thời kỳ "cách mạng văn hóa" (1966-1976), một giai đoạn xã hội bất ổn và suy đồi đạo đức.

Trong nhiều thập kỷ qua, sự tôn thờ mù quáng thành công cũng ảnh hưởng tới các giá trị đạo đức và mô hình hành vi phức tạp, các chuyên gia cho biết.


Một du khách trèo lên cây và vặt những chiếc lá cho các bạn mình tại Đồi Fragrant, Bắc Kinh. (Ảnh: China Daily)

"Không phải là người Trung Quốc không thể cư xử phải phép. Xã hội chúng tôi sống, giai đoạn phát triển xã hội chúng tôi đang trải qua, và mạng lưới xã hội chúng tôi thuộc về đều quyết định tới hành vi của chúng tôi ở nơi công cộng," Cheng Lehua, một nhà tâm lý xã hội tại khoa tâm lý học của trường Đại học Sun Yat-sen nói.

Một mặt, mọi người có xu hướng trở nên thô lỗ nếu họ cảm thấy không gian của mình đang bị xâm phạm. Mặt khác, khi tài nguyên xã hội bị hạn chế và không có cơ chế hình phạt thực tế đối với hành vi không đúng, nó sẽ trở thành miễn phí đối với tất cả. Cuối cùng, sự đồng nhất đóng một vai trò quan trọng, Cheng cho biết thêm.

"Khách du lịch là ví dụ điển hình trong những trường hợp tiêu cực như vậy," Cheng nói. "Họ dường như hành xử tồi tệ hơn người bản địa. Họ tới một nơi xa lạ và họ đang vội vàng để đạt được những điều tuyệt vời nhất tại nơi họ tới trong khi người dân địa phương có nhiều thời gian và cơ hội hơn để làm điều đó."

Theo Cheng, những người được giáo dục tốt hơn, chủ yếu là người có địa vị cao trong xã hội, dường như lịch sự hơn và kiềm chế được bản thân hơn tại nơi công cộng bởi họ cần phải giữ gìn hình ảnh của mình.

"Tất cả đều do xung đột giữa lợi ích cá nhân và tài nguyên hạn chế, đặc biệt là ở một nơi xa lạ hoặc đông đúc," Han Xueqing giải thích.

"Tôi tin rằng những hành vi không đẹp như vậy chỉ là tạm thời," bà nói.

Du khách Trung Quốc ở nước ngoài đang dần dần thay đổi cách hành xử của mình nhưng các chuyên gia nói rằng sẽ mất một thời gian dài và nếu được di du lịch thường xuyên hơn, họ sẽ cảm thấy ít áp lực hơn và học được các thư giãn cũng như cư xử tốt hơn.

Tuy nhiên, sự cải thiện này phải được đặt trong một bối cảnh, nơi các nhà chức trách khuyến khích và hướng dẫn trật tự, cung cấp đào tạo đạo đức suốt đời và xử phạt đối hành vi xấu ở nơi công cộng.

Sầm Hoa (Theo China Daily)