- Từ một cậu bé sinh ra trong bệnh tật, Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh đã rèn luyện kiên trì, bền bỉ để trở thành một võ sư, một lương y cứu người.
Tuổi thơ của GS.VS Lương Ngọc Huỳnh (SN 1966) không được may mắn khi sinh ra đã mang trọng bệnh.
Ông Huỳnh cho biết, mẹ ông kể ông bị đẻ rơi trong chuồng trâu, bà hàng xóm cắt dây rốn bằng lạt nên dẫn đến bị nhiễm trùng uốn ván. 7 ngày sau thì chết và khi mọi người chuẩn bị mang đi chôn cất thì bà nội ông phát hiện thấy miếng bông dính ở mũi cháu phập phồng. Mọi người đưa ông đến bệnh viện Gồ (Sơn Tây - Hà Tây cũ) cứu chữa trong 3 tháng ròng.
Ông Lương Ngọc Huỳnh thăm khám cho bệnh nhân |
Ông kể, ông sinh ra thiếu tháng và chỉ nặng có 1,7kg, cộng thêm di chứng uốn ván khiến ông bị liệt hoàn toàn, chân tay co quắp.
May mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống về võ thuật và y học, ông được bà nội - cụ Nguyễn Thị Tỵ, vận dụng tất cả kiến thức về khí công võ thuật lẫn y học cổ truyền để chữa bệnh. Hơn 4 năm ròng, ông bắt đầu nhúc nhắc tập đi. Tuy nhiên, sức khỏe của ông lúc đó rất yếu.
"Tôi có cảm giác như mình bị say sóng và chỉ cần đi trên một bờ ruộng nhỏ là không thể đi được, gặp một vũng nước cũng có thể làm cho tôi ngã! Thấy vậy, mẹ tôi xót xa lo lắng nói: Mẹ già không biết con sẽ sống ra sao?", ông Huỳnh bộc bạch.
Năm 2001, Hội Võ thuật Việt Nam tại LB Nga mời ông sang làm Phó chủ tịch thứ nhất. Từ đây ông đã sống và làm việc, dạy võ, chữa bệnh cho cộng đồng người Việt ở Nga và cả công dân Nga. Ông cũng học tại Trường ĐH Y khoa Matxcơva để lấy bằng bác sĩ. |
Từ đó, ông luôn có cảm giác bất an. Lúc đó ông đã 6 tuổi rồi nên còn nhớ, nhiều lần ở nhà một mình thấy rất sợ rồi tự hỏi: "Bố mẹ già và chết đi thì ai sẽ nuôi mình" và hoảng sợ, khóc rất nhiều.
Chính vì vậy, ông Huỳnh quyết tâm phải có sức khoẻ và bắt đầu luyện tập từ chạy, nhảy, chống đẩy, bơi lội và tập võ thuật... Kiên trì, bền bỉ qua bao ngày tháng, giờ đây ông Lương Ngọc Huỳnh đã là một võ sư được nhiều người biết đến với môn phái Lâm Sơn Động.
Vừa dạy võ, vừa chữa bệnh, GS.VS Lương Ngọc Huỳnh vừa nghiên cứu để tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới, hiệu quả hơn. Lương y Lê Văn Sửu là người thầy mà ông đã theo học suốt trong vòng 6 năm.
5 bước 1 nhịp thở
Chia sẻ bí quyết để giữ gìn sức khỏe, ông Huỳnh cho biết, dù tập luyện hay không thì yếu tố thở rất quan trọng. Vận động phải kết hợp với hơi thở, không đúng cách rất dễ bị phản tác dụng. Hiện nay, nhiều người ít có thời gian để đầu tư luyện tập thể lực, nhưng qua những việc vận động hàng ngày, nếu biết thở đúng cách cũng giúp có sức khỏe tốt.
Lương y Lương Ngọc Huỳnh khám cho cháu bé hơn 2 tháng tuổi khóc triền miên từ khi mới sinh ra |
Theo ông Huỳnh, điều đơn giản nhất mà ai cũng có thể kết hợp được là: Đi bộ cũng phải biết cách thở.
5 bước 1 nhịp thở: 1-2-3 hít vào, 4-5 thở ra, dừng 6-7 rồi lại tiếp tục.
"Điều này ai cũng làm được, lúc đầu phải nghĩ để thở, nhưng chỉ khoảng tháng sau là sẽ quen và thành phản xạ. Nắm được gốc này thì làm gì cũng có thể điều chỉnh được hơi thở", ông Huỳnh chia sẻ.
Nhóm bệnh mà ông "mát tay" chữa cho hiệu quả cao là các bệnh liên quan xương khớp, như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và cong cột sống. Bên cạnh đó là các bệnh liên quan hệ thần kinh, như liệt dây thần kinh mặt, thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên, thần kinh thực vật..., bệnh rối loạn chức năng tạng phủ như gan, tụy, dạ dày... |
Ông Huỳnh cũng cho biết, mọi người thấy ông bận rộn, không biết tập luyện vào lúc nào nhưng thực chất ông luôn điều hòa hơi thở, luyện khí công để khí huyết lưu thông. Thậm chí, cứ đứng lên là hít vào. Ông ví dụ, cuốc đất thì nhấc cuốc lên là hít vào, bổ xuống thì thở ra xong thả lỏng. Cứ thế, không mất sức mà hiệu quả năng suất cao.
Riêng đối với nhân viên văn phòng, do ngồi nhiều nên cần dành khoảng 10 phút/buổi để hít thở và vận động xương khớp.
Theo ông Huỳnh, hít thở đúng cách sẽ giúp khí huyết lưu thông, cung cấp máu lên não tốt, kéo theo hệ bài tiết tốt, khả năng trao đổi chất tốt. Khí huyết lưu thông giúp nội tiết được cân bằng. Vì thường con người ốm là do bị rối loạn nội tiết. Khí huyết lưu thông hệ mạch máu không bị tắc nghẽn, các khớp được bôi trơn... dẫn đến giảm quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, để thở được đúng cách cũng phải rèn luyện, không được nản chí, cho đến khi trở thành thói quen. Đặc biệt, ông Huỳnh khuyến cáo giới công chức nên hạn chế rượu bia, ăn uống điều độ để giữ sức khỏe. Luyện tập không chỉ đơn thuần là nâng cao sức khỏe mà để làm giàu cho bản thân và đảm bảo cuộc sống.
GS.VS Lương Ngọc Huỳnh hiện là Phó chủ tịch học viện An ninh xã hội của Liên bang Nga; Phó Chủ tịch thường trực hội võ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga; trưởng môn phái Lâm Sơn Động; Chủ tịch hệ thống Việt y tại Việt Nam. |
Cuộc đời kỳ lạ của cậu bé sống lại dưới huyệt mộ
Ít ai biết võ sư, thầy thuốc nổi tiếng, người sáng lập ra môn phái Lương Sơn Động, từng bị đem chôn, sau đó nằm liệt.
Vì sao HLV Park cấm U23 Việt Nam vừa ăn vừa dùng điện thoại?
HLV trưởng 58 tuổi người Hàn Quốc ban hành 6 lệnh cấm với các tuyển thủ U23 Việt Nam, trong đó cấm vừa ăn vừa dùng điện thoại.
Thu nhập 4 triệu lại đòi đi mát xa
Thu nhập hàng tháng chỉ 4 triệu đồng, chi tiêu sinh hoạt phải tằn tiện lắm mới đủ nên có muốn làm đẹp cũng đành chịu.
Dân văn phòng tập thở thông lục phủ ngũ tạng
Theo GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh, đây là cách thở giúp đả thông toàn bộ lục phủ ngũ tạng, lưu thông khí huyết và đặc biệt tốt với những người phải ngồi nhiều.
Chuyên gia mách cách hò hét cổ vũ U23 VN không khản giọng
Sau khi cổ vũ, hò hét ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam, rất nhiều người khó tránh khỏi tình trạng bị đau họng, mất tiếng.
Rèn thể lực như U23 Việt Nam: Bí ẩn dây cao su và quả tạ đặc
Rèn sức bền với dây cao su, nâng tạ đặc, ăn khoảng 4.000 kcal, uống 1.000ml sữa mỗi ngày, tuyển U23 giành thắng lợi rực rỡ trong trận bán kết.
Bảo Anh