Dù vệ sinh tai thường xuyên là việc nên làm nhưng những vật dụng bình thường như bông gòn, kẹp tăm có thể gây những tác hại mà bạn không thể ngờ. Để tránh các tai nạn đáng tiếc, bạn nên ghi nhớ không bao giờ nên dùng những vật dụng này.

1. Tăm bông

Tăm bông là dụng cụ vệ sinh tai rất phổ biến. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, tai nạn xước tai thường xuyên xảy ra nhất là do tăm bông tạo thành có thể dẫn đến nhiễm trùng tai.

{keywords}

2. Bông gòn

Nhiều người có thói quen vò cục bông nhỏ lên đầu tăm để vệ sinh tai. Nhưng cục bông này có thể rơi ra và mắc kẹt trong tai, rất khó lấy ra.

3. Kẹp tăm

Khi lơ đãng hoặc do thói quen, có người dùng ngay chiếc kẹp tăm quen thuộc để ngoáy lỗ tai. Vật này khá sắc nhọn, có thể làm xước ống tai, thủng màng nhĩ.

4. Thuốc nhỏ tai tự mua

Đây cũng là thói quen của rất nhiều người, cho rằng sử dụng thuốc tùy ý với tai thì tác hại không lớn. Tuy nhiên, tai là bộ phận rất nhạy cảm và liên thông với nhiều cơ quan khác nhau. Bạn không nên sử dụng thuốc nhỏ tai chưa được bác sĩ kê đơn, nó có thể khiến bạn dị ứng, thậm chí là điếc.

5. Nút hoặc hạt

Đây là tai nạn hay xảy ra khi sơ ý, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Những vật này có thể mắc sâu trong tai, phải phẫu thuật để lấy ra. Hóa chất trên những vật này cũng có thể gây tổn hại lớn với tai.

6. Thuốc xịt tóc

Khi sử dụng thuốc xịt tóc, bạn nên cẩn thận chú ý che chắn tai để thuốc không xịt vào tai. Hóa chất trong thuốc làm tóc có thể gây viêm tai.

7. Dầu nóng

Sử dụng các loại dầu nóng để làm sạch ráy tai có thể là thói quen cũ từ xưa nhưng việc này có thể làm tai bị thương, thậm chí dẫn đến điếc.

8. Bút

Nhét đầu bút vào tai là thói quen của một số người nhưng việc này làm ảnh hưởng đến da ống tai vốn rất mỏng manh, có thể gây viêm tai.

9. Tăm

Dù có được bịt bông ở đầu hay không, tăm vốn rất sắc nhọn, có thể khiến ống tai, màng nhĩ bị thương, gây viêm hoặc mất thính lực.

10. Ngón tay

Đừng nên làm sạch tai bằng ngón tay của bạn, đặc biệt khi bạn có móng tay dài. Ngón tay có thể làm bị thương ống tai, gây đau đớn hoặc viêm.

(Theo thehealthsite/PLO)