Giảm ham muốn tình dục, cương cứng, rối loạn xuất tinh, chất nhầy ở âm đạo, một số tác dụng phụ của vài loại thuốc liên quan đến hoạt động tình dục được gọi là “rối loạn tình dục do thuốc”.

Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng vì các rối loạn này không thường xuyên vì vậy bạn hãy nên trình bày với bác sĩ.

{keywords}

1. Thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến lành tính. Trong số các thuốc thuộc nhóm alphabloquant, la tamsulosine ( thường sử dụng ở Pháp) và silodosin có thể ảnh hưởng nhiều đến xuất tinh (lên đến 28% đối với silodosin) và giảm chất lượng hoạt động tình dục. Các chất ức chế 5 alpha-reductase (finasteride, dutasteride) có thể gây rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh và sự ham muốn.

2. Thuốc an thần kinh dùng trong bệnh tâm thần (tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, mất ngủ, lo âu…). Rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, rối loạn ham muốn hoặc giảm chất nhầy âm đạo ở phụ nữ đã được ghi nhận.

Thuốc an thần kinh làm tăng nồng độ prolactin (olanzapine, risperidone, haloperidol, clozapine, thioridazine) gây ra tác dụng phụ trên hoạt động tình dục nhiều hơn (40-60% các trường hợp).

3. Thuốc giảm đau (mức độ 3) ví dụ như Morphin cũng gây những rối loạn tình dục ở các cấp độ khác nhau (giảm ham muốn tình dục ở cả hai giới). Thuốc giảm đau mức độ 2 như Tramadol làm chậm sự xuất tinh.

4. Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc thường gặp. Tác dụng như là chất ức chế tái nhập serotonin có chọn lọc (citalopram, fluoxétine, fluvoxamine, paroxétine, sertraline…) hoặc ức chế tái nhập của serotonin và noradrenalin (venlafaxine…) có thể gây rối loạn cương dương (có thể gặp 25% ở đàn ông theo một số nghiên cứu), rối loạn xuất tinh và rối loạn cực khoái và ham muốn (gặp cả hai giới).

Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha thực hiện trên 1022 người tham gia điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm cho thấy có 59,1% người có rối loạn tình dục.

5. Thuốc điều trị tăng huyết áp thường gây rối loạn cương dương nhưng không phải tất cả. Chỉ những thuốc lợi tiểu thiazide (dihydrochlorothiazide, bendrofluméthiazide, hydrofluméthiazide, indapamide) thì gây tăng gấp đôi nguy cơ rối loạn chức năng cương dương (17% thay vì 8% với giả dược).

Theo Giáo sư Giuliano thì tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ gây rối loạn cương dương và khi điều trị thuốc- cùng với tác dụng phụ của thuốc sẽ làm tăng thêm rối loạn tình dục. Ở đàn ông khi dùng thuốc hạ huyết áp thì rối loạn cương dương xảy ra khoảng 0-25%. Thuốc hạ huyết áp nhóm bêtabloquant sẽ là gia tăng nguy cơ rối loạn ham muốn ở phụ nữ.

Ngoài ra còn gặp với tamoxifen dùng trong điều trị ung thư vú. Giảm ham muốn gặp trong 44% các trường hợp, khoảng 50% các trường hợp đau khi giao hợp kết hợp hoặc không với khô âm đạo (45% các trường hợp). Rối loạn cương dương và ham muốn cũng gặp khi dùng spironolactone để điều trị tăng huyết áp.

Bs Ái Thủy (Theo E Sante)