GS Christopher Gardner cho biết: Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên thường bị mất máu, cần bổ sung thêm sắt. Thịt là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời hơn bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào.
Hồi 7-8 tuổi, tôi thường ăn thịt bò một cách thích thú khiến bố tôi rất tự hào. Ông kể, nhiều người họ hàng của tôi đã kinh ngạc khi thấy một cô bé, là tôi, ăn ngấu nghiến miếng thịt bò lớn.
Ở nhà, bữa tối mẹ tôi thường nấu nhiều món ngon và chịu khó đổi món cho 3 con. Tuy nhiên, bà luôn ăn với khẩu phần rất ít: miếng thịt gà nhỏ nhất, một ít salad, miếng bánh nhỏ nhất và không ăn thịt bò. Bà luôn nhắc lại rằng: “Mẹ chỉ cần ăn vậy thôi”.
Vì thế dần hình thành trong tôi khẩu phần ăn của phụ nữ: ăn ít, và nếu có cũng chỉ ăn một chút thịt. Trong nhận thức ở tuổi thanh thiếu niên của tôi, chưa bao giờ tôi bị cậu bé nào bắt gặp khi đang ăn quá nhiều hoặc món gì đó có nhiều thịt. Tôi thường lấy nhiều cơm và cà rốt cho bữa trưa tại căng-tin của trường trung học và nhấm nháp một bát dưa chuột tại phòng ăn lớn ở trường đại học.
Ở một giai đoạn nào đó, tôi nghĩ rằng, cánh mày râu thích những cô gái ăn salad. Thậm chí ý kiến này còn được một trang web hẹn hò đề xuất sau kết quả bình chọn. Và thật ngạc nhiên, khi kỳ nghỉ năm thứ nhất trở về nhà tôi chỉ còn 103 pounds (1p=0,45 kg)
Ăn chay hoàn toàn rất nguy hiểm cho sức khỏe |
Rất nhiều người ăn chay chỉ thích những món ăn không có thịt nhưng vẫn bổ dưỡng và đa dạng. Và cũng có rất nhiều người từ bỏ thói quen ăn chay bởi họ cảm thấy không thể thiếu thịt trong bữa ăn. Theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây của Faunalytics (trước đây là Hội đồng Đạo đức nghiên cứu), từ 33-37% người ăn chay từ bỏ khẩu phần ăn không có thịt.
Tôi đã từng nói chuyện với GS Christopher Gardner, đồng thời là chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu Stanford. Bản thân giáo sư cũng là một người ăn chay, ông cho biết: “Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên thường bị mất máu, cần bổ sung thêm sắt. Chính thịt là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời về mặt dinh dưỡng hơn bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào. Thịt, đặc biệt là thịt đỏ chứa hàm lượng sắt cơ thể dễ hấp thu và nhiều khả dụng hơn bất cứ chất sắt nào được hấp thu từ các loại hạt hay đậu”.
Ăn chất lượng phải có lượng thịt nhất định |
Trong tổng số 11.000 đối tượng nghiên cứu của Faunalytics, có 74% là người đang ăn chay hoặc ăn chay trường và 69% những người từng ăn chay là phụ nữ (phụ nữ chiếm 58% đối tượng nghiên cứu). Theo kết quả điều tra, nguyên nhân đáng kể nhất khiến đối tượng nghiên cứu chuyển sang ăn chay là muốn được khỏe mạnh hơn.
Để khỏe chỉ cần "ăn sạch"
Hiện nay, có những nghiên cứu được tiến hành xoay quanh vấn đề hạn chế ăn thịt hay ăn chay có tốt cho sức khỏe phụ nữ hay không.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra ý kiến rằng, chất béo có trong thịt là chất béo duy nhất có ích đối với phụ nữ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Rebecca Scritchfield, chúng ta nên xét theo xu hướng ăn uống của xã hội ngày nay: xu hướng “ăn sạch” hay còn gọi là “clean-eating”.
Ăn sạch, ăn lành mạnh có nghĩa là chỉ ăn những thực phẩm sạch không chứa hóa chất, không vi phạm về mặt đạo đức và hướng tới một bữa ăn đơn giản mà vẫn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố năm 2006 bởi Chen-Bo Zhong trên tạp chí Science giải thích về việc chúng ta kết hợp giữa “sạch về đạo đức” và “sạch về thể chất” như thế nào: “Đạo đức trong sạch là cần thiết để làm sạch thể chất, giúp tinh thần thoải mái”. Chúng ta nên uống nước ép trái cây và salad bởi những thực phẩm này giúp cơ thể giải độc tố, giảm mỡ.
Scritchfield cho biết “Không có định nghĩa chính xác về “ăn sạch”, nhưng mục tiêu của ăn sạch là hướng tới những món ăn đơn giản nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng. Tôi hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ việc đề cao chất lượng của thực phẩm chứ không ủng hộ việc ăn sạch mà cứ duy trì những nguyên tắc cứng nhắc về mặt “tốt” và “xấu” của thực phẩm”.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa ăn sạch và ăn chay. Ăn sạch là ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giảm thiểu đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo chứ không phải ăn kiêng thịt hoàn toàn.
(Bài viết của Eve Andrews, Biên tập viên trang sức khỏe Grist, giám đốc trung tâm nghiên cứu về thực phẩm)
Nguyễn Hưng (lược dịch)