Các yếu tố gây hại từ thực phẩm bẩn khi vào gan sẽ kích hoạt tế bào Kupffer trong gan quá mức, phóng thích các chất gây viêm tấn công tế bào gan, gây ra nhiều bệnh lý gan nguy hiểm.

Gan “kêu cứu” trước vấn nạn thực phẩm bẩn

Thực phẩm “bẩn” là tên gọi chung cho những loại thực phẩm được chế biến, sản xuất không đảm bảo an toàn, có thể chứa vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, ký sinh trùng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, chất tạo nạc, các loại kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia tạo màu, mùi, hình dáng độc hại…

Công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 12/2015 cho thấy, thực phẩm “bẩn” chứa các loại vi rút, vi khuẩn độc hại, ký sinh trùng, chất hóa học… chính là nguyên nhân của 200 căn bệnh khác nhau, từ tiêu chảy đến ung thư. Ước tính mỗi năm có đến 600 triệu người mắc bệnh, 420.000 người bị cướp đi sự sống vì thực phẩm “bẩn”.

Cũng theo WHO, thức ăn và nguồn nước “bẩn” là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan A và E. Báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới (WCRF) cũng cho thấy, sử dụng các loại thực phẩm “bẩn” có chứa độc tố Aflatoxin chính là “thủ phạm” gây ung thư gan - một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới.

{keywords}

Là nơi thường xuyên đón nhận và xử lý các yếu tố độc hại khiến tế bào Kupffer “nổi loạn”, gan rất dễ bị tổn thương và dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm.

Theo PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng (Trưởng Khoa Tiêu hóa BV Đại học Y Dược TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Gan mật TP HCM), bằng nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thế giới đã chỉ rõ diễn tiến độc chất khi vào đến gan sẽ gây hại gan theo 2 cách:

Một mặt chúng trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer, khiến tế bào này “nổi loạn” phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan, từ đó dẫn đến suy gan, viêm gan, làm tăng men gan, kích hoạt quá trình xơ hóa gây xơ gan, ung thư gan;

Mặt khác, các độc chất cũng khiến tế bào gan phải làm việc quá sức để khử độc, và quá trình này làm sản sinh liên tục các sản phẩm trung gian độc hại tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, từ đó càng gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại.

Trước đây, tế bào Kupffer thường chỉ được biết đến như một đại thực bào nằm trong xoang gan, giữ vai trò xử lý các loại vi khuẩn, hồng cầu chết… tạo phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, những phát hiện mới nói trên về tế bào Kupffer đã lý giải sâu hơn về con đường các độc chất từ thực phẩm “bẩn” cũng như từ môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá, thuốc điều trị… khi vào cơ thể đã hủy hoại gan như thế nào.

Chủ động chống độc, bảo vệ gan

PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng cho biết, để tự bảo vệ mình trước các nguy cơ của thực phẩm “bẩn”, mỗi người cần chủ động chống độc, bảo vệ lá gan từ sớm chứ không đơn thuần chỉ lo “giải độc cho gan” khi gan đã bị nhiễm độc. Hiện chưa có nghiên cứu chính thức chứng minh khả năng thanh lọc thải độc gan có tác dụng phục hồi các tế bào gan hoạt động hiệu quả.

Trong khi đó, các nghiên cứu chính xác đã khẳng định sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer trước các yếu tố độc hại được xem là tác nhân quan trọng trong cơ chế sinh bệnh khiến gan sớm hư tổn. Chính vì thế, kiểm soát tế bào Kupffer hoạt động trong giới hạn chính là giải pháp mới đột phá giúp chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc của y học hiện nay.

{keywords}

Nhờ khả năng kiểm soát trúng đích tế bào Kupffer, tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong HEWEL) được đánh giá là giải pháp hiệu quả trong phòng, trị nhiều bệnh gan từ gốc.

Ứng dụng những thành tựu vượt bậc của ngành công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ gần đây phát hiện 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng kết hợp Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, giảm trên 50% việc phóng thích các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin sau 6 tuần, nhờ đó giảm quá trình viêm, tổn thương và xơ hóa gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn kích hoạt Nrf2 - yếu tố bảo vệ cơ thể vô cùng quan trọng - tăng gấp 3 lần chỉ sau 6 giờ, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng.

Bên cạnh việc trở thành người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn thực phẩm an toàn, mỗi người cần chủ động hạn chế tối đa việc dung nạp thêm các độc chất khác từ rượu bia, thuốc lá, lạm dụng thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, đồ dùng chứa hóa chất độc hại… để hạn chế kích hoạt quá mức tế bào Kupffer, đảm bảo lá gan khỏe mạnh lâu dài nhằm tăng cường sức khỏe.

Một số thực phẩm bẩn đáng báo động

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt sai phạm trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện như: thịt lợn nhiễm Sabutamol (chất tạo nạc) hoặc tiêm hóa chất Metabisulfite để “phù phép” thành thịt bò; măng tươi, dưa cải tẩm chất vàng ô (Auramine O); ruốc nhuộm bằng hóa chất Rhodamine; thịt cá tồn dư kháng sinh; rau củ quả tồn dư chất bảo vệ thực vật…

Tất cả những loại thực phẩm “bẩn” này lại được bày bán tràn lan trên thị trường mà người dân khó lòng phát hiện được.

Nguyễn Hà