Tính đến thời điểm hiện tại ngoài việc thực hiện quan hệ tình dục an toàn thì tiêm phòng vắc-xin HPV vẫn là biện pháp an toàn, hiệu quả để phòng bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC).

Theo ông Nguyễn Trần Hiển- Nguyên viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ tịch Hội Y học dự phòng Việt Nam: mỗi năm có khoảng 490.000 phụ nữ trên thế giới mắc UTCTC, gây tử vong cho khoảng 270.000 người. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 5.300 ca mắc phải và 2.500 ca tử vong mỗi năm do căn bệnh này. Trong số các nguyên nhân gây bệnh, HPV là nguyên nhân hàng đầu.

Virus này có hơn 100 chủng được mô tả, trong đó 13 chủng có nguy cơ cao. Nếu không chủng ngừa, đa số những người đang có hoạt động tình dục sẽ nhiễm HPV trong cuộc đời. UTCTC không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễm HPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài khoảng từ 10 - 15 năm. Trong giai đoạn tiền ung thư, người phụ nữ hầu như không có triệu chứng gì, do đó không thể nhận biết đã mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa.

{keywords}

Để phòng bệnh UTCTC, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần tiêm cần tiêm đủ 3 mũi vắc-xin HPV trong vòng 6 tháng để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh. Cần chung thủy 1 vợ 1 chồng và quan hệ tình dục an toàn. Đồng thời cần thực hiện, kế hoạch hóa gia đình, không đẻ nhiều con và tránh xa thuốc lá, các chất kích thích.

Tiếp đến là vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ. Chị em cũng cần khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần, để phát hiện sớm các bệnh phụ nữ thường gặp. Nên thực hiện xét nghiệm PAP smear để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường nhằm điều trị kịp thời, giảm nguy cơ các bất thường này tiến triển thành UTCTC. Đây là xét nghiệm dành cho người đã có quan hệ tình dục và cần thực hiện mỗi năm 1 lần.

Bên cạnh việc tuân theo chỉ dẫn của chuyên gia và bác sĩ, chị em phụ nữ cần tiêm vắc-xin HPV đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng để giảm nguy cơ UTCTC. Vắc-xin này là kết quả của hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển, được chứng minh về độ an toàn bởi các cơ quan y tế hàng đầu. Sự an toàn và hiệu quả của vắc-xin HPV được chứng nhận trong các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến hơn 25.000 người.

Kể từ khi vắc-xin HPV được phê duyệt vào tháng 6/2006 tại Mỹ, hơn 144 triệu liều đã được phân phối trên toàn cầu. Các dữ liệu lâm sàng chứng nhận hiệu quả của loại vắc-xin đã được kiểm định và phê duyệt tại hơn 140 quốc gia.

Trong kết quả thực tế của những nghiên cứu được tiến hành ở một số nước, trong đó có Mỹ, Úc và Đan Mạch cho thấy tỉ lệ giảm nhiễm đáng kể HPV, mụn cóc sinh dục và tổn thương cổ tử cung cùng với những bất thường (tiền ung thư), sau khi đưa vắc-xin ngừa HPV vào chương trình tiêm chủng.

Một nghiên cứu gần đây của Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada đã chỉ rõ: tiêm chủng HPV có hiệu quả cao trong việc làm giảm các tế bào cổ tử cung bất thường, đặc biệt là chống lại các tổn thương di chứng cao có tiềm năng để trở thành ung thư sau này.

Uyên Linh