Bỏ qua những cơn đau nhẹ ở 4 vị trí dưới đây, bạn có thể gặp phải những vấn đề lớn hơn, thậm chí là những tổn thương vĩnh viễn trong tương lai.
Bác sĩ Andrew Dutton, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh Viện Mount Elizabeth, giải thích cách các triệu chứng nhỏ có thể dẫn đến những vấn đề lớn, và tại sao bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp xảy ra chấn thương.
Đau và sưng ở đầu gối
Đau đột ngột, một tiếng bẻ gãy lớn hoặc sưng có thể do chấn thương dây chằng ở đầu gối. Nếu bạn tiếp tục đi lại như bình thường, có thể đầu gối của bạn sẽ sưng phồng dai dẳng, mất ổn định và tổn thương sụn lâu dài, co thể dẫn đến bệnh thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Đau khu vực thắt lưng
Nếu bạn đang bị đau ở lưng dưới (vùng thắt lưng), nó có thể do lệch đĩa đệm. Khi đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu xung quanh, nó gây đau và tê qua một bên của cơ thể hoặc xuống cánh tay và chân của bạn, có thể trầm trọng hơn vào ban đêm. Bỏ qua chấn thương này có thể dẫn đến tư thế xấu, co thắt cơ thường xuyên hoặc tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Trật mắt cá chân
Trật mắt cá chân có vẻ như là chuyện nhỏ vào thời điểm đó, nó có thể làm căng hoặc rách các dây chằng ở mắt cá chân, với gân xung quanh, sụn và các mạch máu cũng có nguy cơ bị thiệt hại. Bạn có thể gặp các triệu chứng như sưng, bầm tím, đau, cứng khớp và đau đớn. Nếu bong gân không lành đúng cách, nó có thể khiến mắt cá chân trở nên không ổn định vĩnh viễn. Và nếu bạn tiếp tục đi lại với chấn thương như bình thường, bạn có thể gây khập khiễng hoặc thiệt hại sụn lâu dài.
Đau vai
Khớp vai của bạn được tạo thành bởi một nhóm 4 cơ và gân kết nối. Một trong những gân này có thể rách sau một cú ngã, thông qua chuyển động cánh tay lặp đi lặp lại hoặc bằng cách nâng một vật nặng. Điều này có thể làm cho việc nâng cánh tay của bạn trở nên đau đớn, hoặc gây ra tiếng bẻ hoặc gãy khi bạn di chuyển vai. Bỏ qua cơn đau có thể dẫn đến đau mãn tính, viêm và cứng khớp.
Làm gì nếu nghĩ mình bị chấn thương?
Chẩn đoán sớm rất quan trọng. Trong trường hợp bị thương tích, hãy tới Phòng Cấp cứu, nơi thương tật của bạn sẽ được đánh giá và bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia để chẩn đoán và điều trị thêm.
Bỏ mặc một chấn thương nhẹ quá lâu có thể làm tăng nguy cơ phát triển một tình trạng lâu dài hoặc đau mãn tính. Hơn nữa, bạn có thể cần phải phẫu thuật tái tạo tốn kém để sửa chữa vấn đề. Trong trường hợp nghiêm trọng, thiệt hại này có thể là không thể khắc phục.
Hầu hết chúng ta đều nghe nói về quy tắc R.I.C.E về bong gân và trật khớp - nghỉ ngơi, trườm đá, nén chặt, nâng cao - nhưng đây không phải là một giải pháp hiệu quả cho các đau nhức nhẹ. Thay vì chỉ nghỉ ngơi ở nhà, việc đi khám bác sĩ rất quan trọng để làm rõ những gì bạn đã gặp phải và cách điều trị tốt nhất.
"Việc chẩn đoán cho chúng ta biết mức độ nghiêm trọng của thương tích, những gì bạn có thể làm để tăng tốc độ hồi phục và những gì bạn nên tránh để không làm nặng tình trạng của mình”, Bác sĩ Dutton cho hay. "Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các lựa chọn điều trị khác nhau cũng như thời gian quá trình phục hồi cho mình."
Chẩn đoán và điều trị phù hợp
Bác sĩ của bạn có thể tiến hành khám lâm sàng, chụp X quang hoặc MRI để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của thương tích. Bác sĩ Dutton giải thích rằng chẩn đoán là điều quan trọng nhất để tìm ra phương án điều trị thích hợp. Vì mỗi cá nhân là khác nhau, điều quan trọng là tìm một phương pháp điều trị và các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với bạn.
Các phương pháp điều trị thông thường bao gồm thuốc, liệu pháp nhiệt và đá, vật lý trị liệu, tiêm, và kẹp hoặc niềng. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần phẫu thuật nội soi.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, các triệu chứng nhỏ có thể xấu đi. Bất kỳ chấn thương nào cũng không nên xem nhẹ. Tham khảo ý kiến chuyên gia chỉnh hình.
(Nguồn BV Mount Elizabeth)
Tư vấn các bệnh khớp gối & khớp háng Bác sỹ Andrew Dutton Quoc, chuyên gia phẫu thuật chấn thương & chỉnh hình, bệnh viện Mount Elizabeth thuộc tập đoàn y tế Parkway - Singapore sẽ có buổi tư vấn miễn phí các bệnh liên quan tới khớp gối, khớp hàng và các bệnh cơ xương khớp khácvào ngày 16/3/2018. Xin đăng ký trước tại: Văn phòng đại diện tập đoàn Y tế Parkway Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội Điện thoại: 024 3747 27 29 Hotline: 0988 155 855 Email: info@parkway.com.vn |