Trái với quan niệm gia tăng mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, việc sử dụng các thực phẩm chứa can-xi đúng hàm lượng từ phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Căn bệnh âm thầm
Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những chất lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi. Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi thì không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát.
Sỏi thận gây cơn đau vùng thắt lưng |
Bệnh sỏi thận thường diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi sỏi bắt đầu di chuyển gây đau. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh. Khi thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đi khám.
Thành phần sỏi
Sỏi thận hình thành từ một số chất khoáng và việc nắm rõ các thành phần này sẽ giúp lựa chọn đúng phương pháp điều trị và cách ăn kiêng.
Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu.
Sỏi thận gây biến chứng nguy hiểm như: Giãn thận, ứ nước, suy thận…vì vậy bệnh nhân cần có phương pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý khi mắc bệnh sỏi thận.
Nguyên tắc chung là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày |
Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của sỏi. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày
Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4g mỗi ngày) có thể gây bệnh. Hậu quả là thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa.
Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt, gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng hình thành sỏi. Thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.
Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi
Thực phẩm giàu protein: thịt bò, thịt gia cầm và cá. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Một số loại rau quả tạo oxalat: như rau bina (tạo nhiều oxalate nhất), các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.
Muối: Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
Ngoài ra cần giảm thức ăn có hàm lượng axit ascorbic và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu phộng. Hạn chế mỡ
Thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận
Canxi: Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, việc sử dụng các thực phẩm chứa can-xi đúng hàm lượng quy định chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế "nước chảy đá mòn". Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao. Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang được sản xuất bởi công ty CP Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: (04) 3 990 6195 - 3 668 6226 Website: soithan.vn |
Thúy Ngà