Có người ví von rằng, chóng mặt như kẻ trộm, nó đến lúc ta không ngờ nhất và làm cuộc sống đảo lộn. Với sự phát triển của y học, người bệnh đã có nhiều bí quyết “phòng bị” để giải quyết cơn chóng mặt nhanh và hiệu quả.

{keywords}

Chóng mặt khi chạy bộ

Chạy bộ là hoạt động thể dục có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chạy bộ khiến bạn chóng mặt thì việc này có thể ẩn chứa nhiều rủi ro cho cơ thể của bạn. Thông thường, những người chạy bộ đều ăn nhẹ ít nhất 1 tiếng trước khi chạy và thường chọn đồ ăn dễ tiêu, vì sau 1 đêm dài, cơ thể đang thiếu năng lượng. Nếu bạn không ăn gì mà ráng sức chạy, cơn chóng mặt có thể ập đến do đường huyết thấp.

Một lý do khác có thể khiến người chạy bộ chóng mặt còn do thiếu nước. Trung bình cứ 20 phút chạy, bạn cần bổ sung cho cơ thể khoảng 170ml nước. Nếu bạn tập nặng, bạn có thể chọn nước uống thể thao để phòng tránh những cơn chóng mặt bất ngờ xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng không nên chạy quá sức trong 1 thời gian dài và liên tục để tránh bị chóng mặt.

Chóng mặt khi ngồi máy tính

Với dân văn phòng, máy tính là công cụ hỗ trợ làm việc không thể thiếu. Thế nhưng, đôi mắt liên tục nhìn vào màn hình sẽ khó tránh được tình trạng nhức mắt, căng thẳng thần kinh. Tình trạng này kéo dài còn khiến tuần hoàn máu não kém dẫn đến chóng mặt cho người sử dụng máy tính quá lâu.

Để giải quyết cơn chóng mặt này, bạn có thể áp dụng phương pháp 20-20-20 cứ mỗi 20 phút làm việc với màn hình máy tính thì cho mắt nghỉ và nhìn vào một điểm cách xa mắt ít nhất từ 20 feet (khoảng 6 met) trở lên trong thời gian 20 giây hoặc với mỗi 45-60 phút ngồi máy tính, bạn nên vận động cơ thể tại chỗ để cho mắt nghỉ ngơi, đồng thời, ngồi cách màn hình máy tính khoảng cách lý tưởng từ 30-40cm.

Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ tật khúc xạ nào và tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám lại mắt vì có khả năng tăng độ. Đừng quên bổ sung vitamin A để mắt khỏe mạnh và tránh những cơn chóng mặt bất ngờ.

Chóng mặt khi nằm ngửa

Một số người thường hay bị chóng mặt khi nằm ngửa, nếu thay đổi tư thế nằm nghiêng, cơn chóng mặt dường như có thuyên giảm. Nguyên nhân có thể do người bệnh bị huyết áp thấp tư thế. Với triệu chứng này, bất kỳ khi nào người bệnh thay đổi tư thế đột ngột như đứng, ngồi, nằm đều có thể bị cảm giác chóng mặt.

Ngoài lý do trên, một số nguyên nhân khác cũng gây ra chóng mặt cho người bệnh khi thay đổi tư thế đột ngột do đột quỵ não, bệnh tim và mạch vành, thiếu máu mãn - cấp hoặc một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, hạ huyết áp hay an thần…

Để hạn chế tình trạng chóng mặt, người bệnh không nên thay đổi đột ngột tư thế và tránh sử dụng các chất có thể làm thay đổi tuần hoàn não như: cà phê, thuốc lá, tránh ăn mặn và ăn kiêng… gây mất nước, ảnh hưởng đến huyết áp gây chóng mặt. Nếu tình trạng diễn ra dai dẳng, người bệnh nên đi khám và làm thêm 1 số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính gây ra cơn chóng mặt trên.

Các bác sĩ có thể điều trị chóng mặt nhanh, mạnh và hiệu quả bằng ACETYL-DL-LEUCINE. Trong suốt nhiều thập niên qua, thuốc chứa Acetyl-DL-Leucine đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới để điều trị thành công triệu chứng chóng mặt do nhiều nguyên nhân.

{keywords}

Doãn Phong